(ông Yên ghé tai chủ tịch huyện thì thầm) à tích cực quan tâm. Họ, những
con người cao quý nhất, tử tế nhất, vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Còn
phu nhân thuở ấy, ai chẳng biết cô bé hiếu động tóc hung – (ông Yên ghé
tai chủ tịch huyện thì thầm) – à tóc mướt đen, thường tung tăng trên những
đoạn đường quê ta mà nay tiếc thay đã xuống cấp thảm hại. Ngay từ thuở
ấy, ai cũng nhận ra nơi phu nhân một nhân cách đầy chinh phục, ai cũng
linh cảm bước thăng tiến của phu nhân tới những đỉnh cao chóng mặt của
nhân quần. (Ông ta rút sổ tay ra xem). Phu nhân vẫn thường trực trong trí
nhớ của chúng tôi. Đúng vậy. Giáo viên trong trường tận bây giờ vẫn đem
thành tích học tập của phu nhân ra làm gương, đặc biệt trong bộ môn quan
trọng nhất, môn sinh vật, chứng tỏ lòng cảm thông của phu nhân với muôn
loài, với những sinh linh cần che chở. Ngay từ thuở ấy, ý thức về sự công
bằng và tình thương đồng bào của phu nhân đã khiến bao người ngưỡng
mộ. (Vỗ tay nhiệt liệt) Vàng Thị Lài của chúng ta đã mua thực phẩm cho
một bà quả phụ, cứu bà ấy khỏi chết đói, bằng chính những đồng tiền vất
vả chắt chiu từ công giúp việc ở các nhà hàng xóm, đó là tôi chỉ kể ra một
ví dụ về lòng thương người của phu nhân. (Vỗ tay nhiệt liệt) Thưa phu
nhân, thưa bà con Quy Lầy, những mầm mống mới nhú của bản tính tốt
lành ấy giờ đây đã phát triển mạnh mẽ, cô bé xinh xắn nhí nhảnh thuở nào
nay đã thành một mệnh phụ, đem lòng từ thiện đi thấm đẫm thế gian, chỉ
cần kể ra đây những công trình phúc lợi xã hội, những bệnh viện bà mẹ và
trẻ em, những cơ sở tiếp tế phát chẩn, những quỹ nghệ thuật và nhà trẻ mà
phu nhân đã tài trợ. Vì lẽ đó, tôi muốn được hô to, chào mừng người con
của quê hương nay đã trở về: Phu nhân muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Vỗ tay. Bà lớn Giang Cẩm Lai đứng dậy.
Bà lớn Giang Cẩm Lai
Thưa ông chủ tịch, thưa bà con Quy Lầy. Tôi rất cảm động thấy các vị
chân thành đón mừng chuyến viếng thăm của tôi. Thực ra thì tôi từng là
một cô bé hơi khác so với hình ảnh trong bài diễn văn của ông chủ tịch; ở
trường thì bị ăn roi, còn về vụ bà goá Bôn thì tôi cùng với ông Yên ăn trộm
thóc đem cho bà ấy đâu phải để cứu con mụ khọm già Tú Bà khỏi chết đói,