BA MÙA YÊU - Trang 34

Trích lục không số: Sau khi Đại úy Bushi (Hòa Hảo) và Yushida (Cao
Đài) bị bắt cùng 25 người Nhật khác ở Cà Mau, Sáu Minh bỏ trốn về
Sài Gòn.

Trích lục chép tay từ hồ sơ của chủ sự Bắc Kỳ, Police spéciale de sûreté.
Bản ghi cuối cùng, năm 1949.

Trích lục 1: Leo Trần, nghi ngờ là “S”, cựu nhân viên ngầm của Sở
Liêm phóng Bắc Kỳ. Thường trú trong một hộ tầng áp mái của một
tòa nhà trên “Avenue Beauchamps”. “S” ngừng liên lạc với cấp trên
trong Sở sau sự biến quân Nhật tiến quân vào Đồng Đăng, đánh
thành Lạng Sơn tháng Chín năm 1940. Từ cuối năm 1945, “S” không
còn xuất hiện ở Hà Nội.

Trích lục 2: Leo Trần làm thông ngôn cho đại tá Nguyễn Thống
(Ishitaco) và đại úy Shiato cho các khóa quân sự đặc biệt do chỉ huy
Nguyễn Sơn tổ chức bí mật tại Quảng Ngãi. Sau khi để Shiato lại
Quảng Ngãi để tổ chức các lớp quân báo, Nguyễn Thống đi Rạch
Giá tổ chức các lớp quân sự.

Trích lục không số: Sơn có thể là Hồng Thủy (tức Lý Anh Tự, tức Vũ
Bác), sĩ quan chỉ huy Đại học kháng Nhật của Hồng Quân Trung
Hoa tại Hà Bắc cho đến năm 1940. Từ 1940 đến 1945 không có hoạt
động nổi bật tại Trung Hoa cho đến khi có tin vượt biên giới trở lại
Bắc Kỳ cuối năm 1945.

Trích lục không số: Ishitaco và Shiato được yêu cầu không mổ bụng tự
sát khi Nhật đầu hàng, bỏ quân phục, ở lại Đông Dương cai quản
các kho vũ khí bí mật do Nhật chôn giấu và hỗ trợ các lực lượng
kháng chiến. Ishitaco là chỉ huy cao nhất của nhóm người Nhật ở lại.

Trích lục 3: Thám tử người bản xứ của Sở Liêm Phóng cho biết thời
điểm cuối cùng thấy “S” xuất hiện ở Hà Nội là tháng Tám và Chín
năm 1945. Cuối tháng Tám, các các thám tử của sở nằm lại Hà Nội,
ngừng mọi liên lạc, sử dụng vỏ bọc mới trong Đông Dương Học Xá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.