- Còn phép tính nào khác nữa? - Ta-nhi-a ngạc nhiên hỏi - Ngoài bốn
phép tính ấy ra chẳng còn phép tính khác nào nữa.
- Bạn nói sao? - Số Ba thốt lên - Ngoài các phép tính số học ra còn có
những phép tính khác hẳn, như phép tính đại số chẳng hạn.
Ta-nhi-a nhún vai:
- Mình không biết các phép tính ấy. Mà cũng chưa bao giờ nghe nói là
khác.
- Thật à? - Số Ba sửng sốt khoát tay.
Bỗng nghe đánh choang một tiếng. Chiếc va li nhỏ rơi xuống đất, mọi thứ
tung tóe cả ra ngoài. Chúng tôi vội vàng nhặt lên cho cô bé.
Thôi thì đủ thứ bà dằn! Nào dấu chấm, dấu phẩy, nào gạch ngang, gạch
ngang dài, nào dấu chữ thập, ngoặc tròn, móc vuông, móc nhọn và còn vô số
những dấu chẳng ai hiểu là gì nữa.
- Ôi mình hậu đậu quá! - Số Ba ân hận. - Phải có ý hơn mới được. Các
dấu này quan trọng lắm đấy. Ví dụ như cái gạch ngắn này. Nếu quên không
dặt nó giữa hai số thì ai mà đoán được phải lấy số thứ nhất trừ đi số thứ hai.
- Đấy là dấu trừ. - Xê-va láu táu nói.
- Dĩ nhiên! - Số Ba vui vẻ nói. - Nhưng nếu tôi đặt hai gạch ngang này cái
nọ trên cái kia, thì không phải là hai dấu trừ nữa, mà là…
- …dấu bằng. - Xê-va không kìm được miệng.
- Bạn biết hết cả rồi còn gì nữa! Có lẽ tôi chẳng cần phải giải thích gì
thêm nữa. Chẳng hạn như cái dấu chữ thập này…
- Là dấu cộng. - Xê-va tiếp lời. - Nhưng tại sao ở đây lại treo biển “Hãy
tiết kiệm chữ thập”? Chẳng lẽ ta nên cộng in ít thôi hay sao?
- Ồ, bạn nói gì lạ vậy? - Số Ba cười vang - Tha hồ cộng chứ, muốn cộng
bao nhiêu cũng được. Nhưng có cái phiền là chữ thập vừa dùng làm dấu cộng
vừa dùng làm dấu nhân. Muốn nhân thì chỉ cần đặt chữ thập đứng dạng chân