BẠC LIÊU XƯA - Trang 97

công nương của chúa Nguyễn chịu không thấu nỗi gian lao, đã từ giã cuộc
đời giữa đường bôn tẩu. Hài cốt vị công nương vùi chôn nơi làng Tần
Khánh.

Địch quân kéo đến tấn công. Bị bắt buộc phải bôn đào nữa, Nguyễn

Ánh giao ngôi mộ vị công nương lại cho một người Hoa kiều tên Yết trông
nom.

Về sau, hết cơn bĩ cực tới hồi thống nhất được giang san lên ngôi

hoàng đế, Gia Long nhớ ơn xưa ban thưởng cho chú Yết rất trọng hậu. Chú
Yết được phong làm tri phủ, được quyền thu hưởng hoa lợi tất cả các cơ sở
đánh cá dọc dài theo bờ Nam hải, giữa khoảng vàm Mỹ Thanh và cửa
Hoành Tẩu, tên phủ Yết được đặt cho các giống nơi chú Yết ở lúc sinh tiền.

2) SÔNG ÔNG ĐỐC : ĐỐC BINH HỌ HỲNH ĐÃ LIỀU

THÂN CỨU NGUY CHO CHÚA NGUYỄN ÁNH, NAY CÒN
LƯU DANH VÙNG QUẬN SÔNG ÔNG ĐỐC.

Nơi Tần Khánh hãy còn di tích một tòa thành lũy cũ Tân Khánh,

nguyên là chỗ lánh nạn của chúa Nguyễn Ánh khi bị Tây Sơn đuổi bức.
Nhân dân vùng Tần Khánh bấy giờ tập hợp nhau dưới sự chỉ huy của một
vị lãnh tụ có tài (tương truyền là ông Tần Khánh Huỳnh) ; xét trong chính
sử không thấy chép tên họ, nhưng suy nghiệm theo truyền sử, có lẽ đó là
ông họ Huỳnh hoặc tên Hoàng, cư ngụ vùng Tần Khánh. Dân quân suy tôn
ông làm Đốc binh, tục gọi Đốc Huỳnh, sẵn sàng hy sinh bảo vệ cho chúa
Nguyễn Ánh chống Tây Sơn.

Quý Mão 1873, một sáng tinh sương, quân Tây Sơn kéo đến.

Chiêng khua trống gióng vang ầm một góc trời. Chúa Nguyễn Ánh và đoàn
tùy tùng đã mau chân lướt dặm băng ngàn, ngay sau khi có tiếng tù và của
quân canh báo động, và sau lời khẩn thiết của Đốc Huỳnh :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.