BẠC LIÊU XƯA - Trang 96

DI TÍCH LỊCH SỬ : BẠC LIÊU VỚI VUA GIA

LONG

Tỉnh Bạc Liêu, vì tương đối mới thành lập sau theo số thứ tự là tỉnh

20 hồi trào Pháp có một ít di tích lịch sử. Tuy nhiên, rải rác từ thời chúa
Nguyễn Ánh chạy vào đàng trong tức miền Nam, Việt Nam ngày nay,
xuống tận Bạc Liêu, Cà Mau hãy còn nhiều di tích đáng kể. Rồi về sau,
theo gót đoàn người Việt dần dần Nam tiến, do chính sách tàm thực của
Nguyễn Cư Trinh mở màn từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ vương) và
do kế hoạch đồn điền, khai hoang lập ấp của Nguyễn Tri Phương trong đời
vua Tự Đức (Dực Tông), mà hình thành miền Nam trù phú. Bạc Liêu cũng
như các tỉnh khác vẫn có nhiều di tích đánh dấu khoảng 200 năm lịch sử đã
qua.

1) ĐỒN BINH TRÊN CỬA SÔNG MỸ THANH VÀ

NGÔI MỘ CỦA MỘT CÔNG NƯƠNG NHÀ NGUYỄN NƠI
LÀNG TÂN KHÁNH

Ngược dòng lịch sử, Bạc Liêu là tỉnh khá nhiều duyên nợ với chúa

Nguyễn Ánh - người sáng lập triều Nguyễn với bao nhiêu thăng trầm, công
và tội với quốc gia dân tộc ?

Bị quân Tây Sơn đánh bại, trên đường bôn tẩu, Nguyễn Ánh phải

một phen tìm sinh lộ ở Bạc Liêu. Do ngả sông Ông Đốc, Nguyễn Ánh cùng
đoàn chiến thuyền bại trận đã chạy vào ẩn náu một thời gian khá lâu trên
bán đảo Cà Mau (nên lưu ý rằng Cà Mau ngày trước là một quận của tỉnh
Bạc Liêu. Chúng tôi đã phụ biên ở phần thứ nhứt).

Trên cửa sông Mỹ Thanh, một đồn binh được thiết lập khi chúa

Nguyễn Ánh lánh nạn ở Cồn Đầm. Đồn binh nầy ngày nay chỉ còn lại một
khuôn thành sập đổ, cây cỏ phủ đầy tại Xâm Pha. Chính lúc đến đây, một vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.