- Chúa công hãy kịp lánh thân. Phen nầy ắt chẳng tránh khỏi một
trường xung sát, vì binh Tây Sơn quyết dốc toàn lực tấn công.
Chúa Nguyễn Ánh khi ấy, ngậm ngùi bảo Đốc Huỳnh :
- Nếu thế giặc mạnh tợn, tướng quân liệu khó nhất thời chống nổi,
chi bằng hãy tạm lui cả, đem nhau lánh nạn rồi sẽ hay.
Đốc Huỳnh khảng khái :
- Không nên đâu. Chúa công cần bảo trọng tấm thân, kịp lánh đi cho
thoát. Hạ thần nguyện liều mình ngăn giặc cho.
Tây Sơn tấn công dữ dội. Đốc Huỳnh cố sức chống cự càng lâu
càng hay, cố ý cầm chân một số đông binh tướng Tây Sơn, để chúa Nguyễn
được cao bay xa chạy.
Trong tình thế bất lợi, Đốc Huỳnh đành ngã gục trong trận. Nhưng
sự hy sinh của ông không uổng, nhờ đó Nguyễn Ánh qua khỏi cơn nguy.
Về sau, tên con sông ở vùng ấy mang tên là sông Đốc Huỳnh (hoặc
Đốc Hoàng). Huỳnh (hay Hoàng) có nghĩa là màu vàng nên nhân dân cũng
gọi trại là Đốc Vàng để kiêng húy. Ít lâu, tên sông đổi gọi là Huỳnh giang
(sông Huỳnh hay Hoang). Bên sông có ngôi chợ gọi là chợ Huỳnh Giang,
quán xá đông đúc, thuyền buôn tụ tập.
Sông Đốc Vàng hay sông Ông Đốc khi xưa nằm trong ranh tỉnh Bạc
Liêu. Vì vùng nầy khá rộng, nên khoảng năm 1929 được tách ra làm 3 xã :
Khánh An, Khánh Lâm và Khánh Bình. Người ta thường gọi là vùng « Tam
Khánh ».
Đến năm 1949, lại tách ra làm 4 xã :
1 - An Bình