khác hẳn các thứ đồng hồ đã có. Ấy là đồng hồ của Bác vật Lưu văn Lang,
chế tạo sau khi tỉnh Bạc Liêu thành lập.
Ông chế tạo một cái đồng hồ đặc biệt, xây bằng gạch, dựng trước ở
sân dinh Tỉnh trưởng trong thời Pháp thuộc.
Di tích đồng hồ nầy hãy còn, xây đối chiếu đúng về hướng đông.
Mấy chữ số La Mã chỉ giờ khắc gắn bằng gạch tàu.
Sáng sớm, mặt trời vừa mọc, thì bóng rọi ngay số 7 ; mặt trời dần
dần lên cao đến độ nào thì bóng cứ rọi lần lên các số chỉ giờ, cho đến khi
đứng bóng thì chỉ đúng số 12. Trời xế chiều, bóng dần nghiêng vẫn rọi
đúng theo thứ tự thời khắc. Đến khi bóng hạ lần xuống mực tam cấp thấp
nhất thì mặt trời đã lặn, đồng hồ nầy chỉ có công dụng khi có ánh sáng mặt
trời, còn mưa trời sẫm, thì không coi được.
Đồng hồ hoàn toàn không có máy móc chi cả. Ngày nay, quý khách
đến viếng tỉnh Bạc Liêu, nhìn di tích đồng hồ ấy, ắt chẳng khỏi liên tưởng
đến thứ đồng hồ Thái dương (horloge solaire). Loại đồng hồ Thái dương
xuất hiện từ thuở xa xưa, khi loài người chưa có cơ khí, chỉ áp dụng những
dụng cụ thô sơ mà cấu tạo nên.
Đồng hồ nầy gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung
bán nguyệt bằng phẳng, gọi là nhật quỹ (cadran solaire), có chia từng gạch,
mỗi gạch là một giờ. Bóng cái trụ rọi xuống nhật quỹ, đúng vào gạch nào,
thì là giờ ấy.
Phải chăng ông bác vật Lang, đã theo công thức đồng hồ Thái
dương mà biến chế ra. Dẫu ngày nay, còn dùng đến cái đồng hồ của ông đi
nữa, thiết tưởng vẫn như là bảo tàng một kỷ vật có nhiều điểm đặc biệt
đáng gìn giữ lại. Ngay như bên Âu châu, người ta đã tiến đến mức tuyệt
xảo trong nền văn minh cơ khí, thế mà tại trước sân, lâu đài Windsor ở
vùng ngoại ô Luân Đôn (nước Anh), vẫn còn lưu để một cái đồng hồ Thái