BÁC SỸ GIẢI ĐÁP SỨC KHOẺ TÌNH DỤC - Trang 233

không được giao hợp khi lòng dạ bối rối, đang thở gấp, thở phì phò. Sáu là
TUYỆT, ý nói chồng cố tình giao hợp trong khi vợ lòng lạnh như tiền. Bảy
là PHÍ, ý nói trước khi giao hợp không phối hợp đồng bộ với nhau, vội
vàng làm cho nhanh, như vậy sẽ hao phí tinh lực, có hại cho sức khoẻ.
Nội dung cụ thể của Bát dật là: TRỊ khí, TÍCH khí, XÚC khí, ba nội dung
này nội dung này nói nên làm thế nào để điều lý và xúc dưỡng tinh khí.
Bốn là CHÍ mạt, năm là HÒA mạt, ý nói làm thế nào để sinh ra nước bọt và
nuốt nước bọt đi làm cho dịch nhờn tiết ra, dễ giao hợp. Sáu là TRI thời,
tức nắm vững thời cơ giao hợp, khi hai vợ chồng (nhất là vợ) hứng tình
mạnh mới dễ hiệp đồng với nhau. Bảy là TRÌ doanh, tám là ĐỊNH khoảnh,
ý nói khi giao hợp cần chú ý bảo hộ tinh dịch, quý trọng nguyên khí, không
được phóng túng thô bạo, xuất tinh bừa bãi.
Người xưa nêu ra cách làm cụ thể đối với từng dật một. Yêu cầu chung là
trước khi giao hợp hai vợ chồng phải luyện khí công, hô hấp hít và thở ra
đều, nuốt nước bọt, bồi dưỡng tinh khí. Sáng sớm ngủ dậy cần tập khí
công, nín hơi giữ gần hậu môn, nuốt nước bọt, bồi dưỡng tinh khí, dẫn khí
vận hành. Trước khi giao hợp cần âu yếm vuốt ve, thầm thì tình tứ, khi hai
bên đã có cảm xúc tình dục khá mạnh mới giao hợp. Cần chú ý phản ừng
của đối phương, tránh nóng vội thô bạo. Không được đam mê quá độ. Sau
cao trào cần nghỉ ngơi, dùng nước ấm rửa sạch hạ bộ bảo đảm vệ sinh sạch
sẽ.
Người xưa còn xuất phát từ quan điểm dưỡng sinh học đề ra nguyên tắc
“động nhưng ít xuất", nam giới làm như vậy sẽ bảo tồn được tinh dịch trừ
được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, làm cho khí lực dồi dào, tinh thần phấn
chấn. Người xưa cho rằng xuất tinh nhiều lần có thể gây ra năm chứng suy
nhược là: Khí thương (xuất tinh giống như di tinh), nhục thương (tinh dịch
loãng, ít), cân thương (tinh dịch hôi thối), cốt thương (tinh dịch rỉ ra chứ
không phải là phóng tinh), thể thương (liệt dương). Động nhưng ít xuất thì
có thể làm cho dương khí thoát ra, tinh dịch đặc quánh. Nếu động mà xuất
nhiều thì dương khí suy, tinh dịch loãng.
Nguyên tắc "động nhưng ít xuất” do người xưa đề ra dựa trên cơ sở nhận
thức "tinh dịch là cái gốc của nguyên dương". Bản thân nhận thức này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.