hợp theo chu kỳ như động vật thì chắc đã tiết kiệm được nhiều thời gian và
tinh lực trong sinh hoạt giới tính, do đó có thể đã săn bắt được nhiều hơn,
khiến cho con cái được ăn no hơn, chóng lớn hơn và càng có lợi thế trong
cạnh tranh sinh tồn hơn.
Nhưng sự thực hoàn toàn" trái" ngược lại. Tại sao loài người không tiến
hoá theo mô thức hành vi tính giao lấy thụ thai làm mục đích? Sinh hoạt
tính giao vô dụng lãng phí tinh lực không theo thời kỳ động tình rõ rệt như
vậy có lợi gì cho con người cổ đại?
Có liên quan với vấn đề này là tính giao kín đáo của loài người. Hoạt động
giao phối của mọi loài động vật có vú đều công khai. Bất kể là động vật
theo chế độ giao phối một con cái nhiều con đực, một con đực nhiều con
cái hoặc một đực một cái, hành vi giao cấu đều là không che đậy. Các nhà
động vật học đã quan sát thấy đôi chim hải âu đực cái đàng hoàng giao phối
với nhau trước mắt cả đàn hải âu ngoài đại dương. (Hải âu theo chế độ giao
phối một đực một cái). Hắc tinh tinh theo chế độ tạp giao, một con cái
thường bị dăm sáu con đực vây lại thay nhau giao phối, không có vẻ gì là
ngượng ngập. Chỉ có loài người là khác với các động vật có vú. Con người
bao giờ cũng cố sức che giấu hành vi tính giao của mình, không những để
tránh người khác nhìn thấy mà còn tránh để người khác bắt được. Xu
hướng hành vi tính giao kín đáo này bắt nguồn từ đâu?
Nếu xem xét vấn đề trên lập trường của con người hiện đại sẽ rất dễ lý giải
việc tính giao vô dụng và tính giao kín đáo. Con người có ý thức về đạo
đức lại có cả ý thức về xã hội, họ sẽ không coi tính giao chỉ là một thủ đoạn
để kéo dài nòi giống mà còn coi nó là biện pháp để củng cố quan hệ vợ
chồng, phát triển quan hệ giao du, do đó đồng thời với việc sáng tạo ra sinh
mệnh còn nhận lấy sự hoan lạc của cuộc sống. Điều này đã được các nhà
nhân loại học chứng thực. Trong tất cả các loài động vật có vú, chỉ riêng có
giới nữ của loài người nhận được sự khoái lạc trong tính giao. Trong các
loài động vật có vú khác, không quan sát thấy hiện tượng con cái khoái lạc