hiệu quả bằng một chiếc áo sơ mi bán ở Mỹ hay chai nước mắm xuất
sang Nhật Bản mang nhản “made in Vietnam”.
“Thế nhưng, tính đến hết năm 2003, cả Việt Nam mới chỉ có 120.000
doanh nghiệp, tức phải 800 người mới có l doanh nghiệp. Tỷ lệ này ở
Singapore là 4 người/DN, Úc là 21 người/DN, Trung Quốc là 200
người/DN. Cố gắng lắm, đến năm 2010 càng mới có 500.000 doanh
nghiệp, tất nhiên khi ấy dân số đã khác nên tỷ lệ cũng sẽ khác. Chúng
ta thường mỉm cười khi nhìn lại phía sau mình chứ cười sao nổi khi nhìn
sang hai bên, bởi thế giới bên ngoài vẫn tiếp tục chuyển động về phía
trước với tốc độ ngày càng nhanh, và những bước chập chững của chúng
ta trong kinh tế thị trường chẳng là gì so với tốc độ nước rút của “hàng
xóm”. Nhưng để có thế chạy được và chạy mỗi lúc một nhanh hơn,
không chỉ cần một đôi giày tốt, không chỉ cần xuất phát đúng lúc, chọn
chính xác đường chạy, mà còn cần cả những lời hò reo cổ vũ.
“Mang sự nghiệp gắn bó cùng vận mệnh dân tộc, doanh nhân Việt
vẫn chưa nhận được những gì họ đáng ra phải có ở vị trí đầu sóng ngọn
gió của thương trường quốc tế. Thủ tướng Phan Văn Khải từng gọi doanh
nhân là “chiến sĩ của thời bình”, mà đã là chiến sĩ thì rất có thể phải
“hy sinh”: vỡ nợ, tán gia bại sản, tù tội... Sẽ còn nhiều việc phải làm: cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, cải tiến hệ thống pháp
luật... nhưng trước hết, phải xóa bỏ cho được định kiến bất công về một
lớp người đang chiến đấu vì tương lai phú cường của dân tộc, mà một
trong những cách làm, theo báo Doanh nhân Sài Gòn là chọn ra một ngày
trong năm để tôn vinh họ, như chúng ta tôn vinh thầy thuốc, nhà báo, nhà
giáo... bằng các ngày 27.2, 21.6, 20.11... đó là một ngày có thể lấy tên
“Ngày Doanh nhân Việt Nam”.
Cùng với sáng kiến tìm ngày tôn vinh doanh nhân Việt, báo Doanh
nhân Sài Gòn đã “đề nghị chọn ngày 5.3 - ngày thành lập Công ty Liên
Thành với 4 lý do: 1. Là công ty đầu tiên của người Việt Nam; 2. Đây là
biểu tượng của sự chuyển biến nhận thức trong chính tầng lớp cao nhất