8. Bạn sẽ tìm thấy tôi ở vần “V”
Tôi sống trong thời đại máy tính và rất yêu thích nó. Được tiếp xúc và
gần gũi với đồ họa, với màn hình máy tính và với siêu xa lộ thông tin, tôi
hoàn toàn có thể hình dung một thế giới không cần giấy.
Nhưng tôi đã lớn lên trong một khung cảnh rất khác.
Năm 1960, khi tôi sinh ra, giấy là nơi để lưu trữ kiến thức. Suốt những
năm 1960 và 1970, cả gia đình tôi luôn hâm mộ tập Bách khoa Toàn thư
Thế giới - những bức ảnh, cờ và bản đồ của các nước khác nhau: thông tin
vô cùng bổ ích về dân số, diện tích và những nét chính về từng quốc gia đã
hấp dẫn tôi.
Tôi không đọc từng chữ trong từng tập Bách khoa Toàn thư, nhưng
cũng có thử đọc qua. Tôi khâm phục cách thức các đề mục được thu thập lại
cùng nhau. Ai là người viết đề mục về lợn đất? Làm thế nào để các biên tập
viên của Bách khoa Toàn thư gọi điện tới và nói, “Ông biết về lợn đất nhiều
hơn tất cả mọi người khác. Ông có thể viết một đề mục cho chúng tôi được
không?” Rồi trong vần “Z”, ai đã cho rằng mình đủ là một chuyên gia về
tộc Zulu
[13]
để viết đề mục đó? Ông hoặc bà ta có phải là một người Zulu?
Cha mẹ tôi sống thanh đạm. Không như nhiều người Mỹ khác, ông bà
không bao giờ mua bất cứ một thứ gì chỉ để gây ấn tượng với người khác.
Nhưng ông bà đã rất hài lòng khi mua tập Bách khoa Toàn thư Thế giới, và
đã chi một khoản tiền khá lớn, tính vào thời điểm đó. Bằng việc làm như
vậy, ông bà đã cho tôi và chị tôi món quà tri thức vô giá. Ông bà cũng đặt
mua các tập phát hành bổ sung. Mỗi năm, một tập về các phát minh mới và
các sự kiện thời sự lại đến - đánh số 1970, 1971, 1972, 1973 - và tôi nôn
nóng đợi đọc chúng. Những tập mới bao giờ cũng có các nhãn ghi bổ sung
cho các đề mục trong các tập gốc theo vần alphabet. Nhiệm vụ của tôi là
gắn các nhãn này vào các trang thích hợp, và tôi luôn làm công việc này