Vài lời thưa trước
Trong cuốn Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết:
“Vào khoảng 1969, tôi mua được trọn bộ Lịch sử Văn minh (32 cuốn)
của Will Durant, dịch ra tiếng Pháp, do nhà Rencontre ở Lausanne (Thuỵ
Sĩ) xuất bản. Bộ đó rất hay, ông bà Durant để ra ba chục năm tham khảo
mấy ngàn cuốn sách, đi du lịch gần khắp thế giới để viết nó.
Năm 1970 tôi dịch cuốn Văn minh Ấn Độ (550 trang), Lá Bối in. Để viết
bài tựa 16 trang cho cuốn đó, tôi đã gởi thư qua Thuỵ Sĩ nhờ nhà
Rencontre kiếm cho tài liệu về đời sống và sự nghiệp của W. Durant. Độc
giả hoan nghênh, một vị viết thư yêu cầu tôi dịch toàn bộ. Tôi đáp cũng
muốn vậy lắm nhưng trong nước phải có ít nhất là 3.000 độc giả như ông
ta thì nhà Lá Bối mới dám tiếp tục.
Sau tôi chỉ dịch thêm bốn cuốn nữa: Văn minh Ả Rập, Bài học của lịch
sử, Nguồn gốc văn minh và Văn minh Trung Hoa. Cuốn sau chưa kịp in thì
thay đổi chế độ. Những cuốn đó đều có ích, nhất là Bài học của lịch sử.”
Bốn cuốn Nguồn gốc văn minh, Lịch sử văn minh Ả Rập, Lịch sử văn
minh Ấn Độ và Lịch sử văn minh Trung Hoa đều nằm trong tập I: Our
Oriental Heritage (nhan đề bản Pháp dịch là Notre Héritage Oriental, tập
này gồm 3 cuốn) của bộ Lịch sử văn minh, riêng cuốn Bài học của lịch sử
thì không nằm trong bộ đó.
Trên trang 4 cuốn Bài học của lịch sử, Nxb Tổng hợp TP. HCM, 2006,
ghi nguyên tác là The Lessons of History – Simon and Schuster, New York,
1968; Wikipedia cũng viết tương tự như vậy
, nhưng chúng tôi đoán là cụ
dịch từ bản Pháp dịch Les Leçons de l'histoire (Nxb Rencontre, Genève,
1970), còn nếu như cụ dịch từ nguyên tác tiếng Anh The Lessons of History
thì có phần chắc là cụ có tham khảo bản Pháp dịch. Chúng tôi đoán như vậy
là vì các nhân danh trong cuốn Bài học của lịch sử, nếu cụ không gọi bằng
tiếng Việt như Tư Mã Thiên, thì cụ đều được gọi theo tiếng Pháp như
César, Cléopâtre chứ không gọi theo tiếng Anh là Caesar, Cleopatra; địa