2. Việc đóng góp cho xã hội không phụ thuộc vào học vấn hay tiền của.
Chỉ với lòng nhân ái của mình, mỗi chúng ta đều có thể làm điều gì đó có
ích cho cộng đồng.
Câu chuyện 30: NIỀM TIN DỜI NON LẤP BỂ
1. “A, thiệt đúng như mình nghĩ mà!”
2. Trong thâm tâm, bà cụ tin rằng ngọn đồi sẽ không biến mất. Một mặt,
bà đọc kinh để ngọn đồi biến đi nơi khác nhưng mặt khác, bà lại tin rằng
mệnh lệnh của mình là vô ích. Rõ ràng bà không có chút niềm tin nào đối
với lời khấn nguyện của mình.
Câu chuyện 31: TRANH CÃI CHẲNG ÍCH GÌ
1. “Thưa, cách sử dụng cây quạt này là người dùng phải giữ yên nó và
chỉ được di chuyển cái đầu của mình mà thôi”.
2. Chẳng ai sai với lý lẽ của mình. Vì thế, tranh cãi chẳng được tích sự
gì.
Câu chuyện 32: BIẾT “RÍT LÊN” KHI CẦN
1. “Từ đây, ngươi có thể trừng trị những kẻ chọc phá quá đáng bằng nọc
độc của mình. Nhưng trước khi cắn bất kỳ ai, ngươi hãy rít lên và bạnh cổ
ra để báo cho họ biết mà kịp thời dừng cách ứng xử ngu ngốc của họ lại và
tránh ra xa.”
2. Đôi khi, chúng ta thể hiện sự tức giận của mình dù trong thâm tâm, ta
không thực sự giận dữ. Ví dụ dễ hiểu nhất là cách các bậc phụ huynh dạy
con: có thể họ tỏ ra giận dữ, thậm chí đánh đòn bọn trẻ nhưng thực lòng, họ
lại không tức giận hoặc ghét bỏ gì chúng. Đó là cách răn dạy để bọn trẻ
không tái phạm lần sau.
Câu chuyện 33: TẬN HƯỞNG NIỀM VUI CỦA VIỆC ĐANG LÀM
1. “Đừng nhìn đồng hồ khi anh đang làm việc.”
2. Nếu bạn thích thú với công việc mình đang làm, bạn sẽ không còn để
ý đến thời gian nữa. Những ai thường xuyên nhìn đồng hồ khi đang làm
việc là những người chán nản với công việc hiện tại của mình. Chỉ có sự