BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 48

CHƯ

ƠNG III: CÁC Q

UYỀN LỰC

BẢN XỨ TRƯỚC SỰ TRÀN LẤN HOA
ẤN

Vấn đề Triệu Đà – Nhà Triệu

Như đã thấy, tài liệu muộn như Nam Việt chí

kể chuyện Thục cướp

nước của Hùng Vương, rồi sau đó Triệu Đà lại chiếm đất Thục. Nhưng Sử

hơn năm thế kỉ trước thì chỉ nhắc đến Lạc, Âu Lạc để người sau (Quảng

Châu kí)

ghi chuyện “Thục vương tử” đánh Lạc hầu, xưng là An Dương

Vương, đóng đô ở Phong Khê, cuối cùng bị Triệu Đà diệt, “sai hai sứ giả
coi việc cai trị hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân tức là Âu Lạc vậy.” Thế là nối
kết các tài liệu mà không đi vào chi tiết, ta có nhân vật An Dương Vương,
ít ra là làm vua trên vùng đất đỉnh đầu trung châu sông Hồng, theo Toàn thư
là từ 257 đến 208 tCn. Các con số không vững chắc nhưng hãy cứ ghi lại
như một định hạn cho tâm trí vào thời mù mờ này, cũng như về số tuổi quá
cao của Triệu Đà: 256-136tCn. Sử gia Đào Duy Anh thì cho rằng Âu Lạc bị
chiếm sau lúc Cao Hậu mất, sau năm 180 tCn. còn thời Thục Phán lên ngôi
thì khoảng 214 tCn. theo lập luận dân Việt công cử người đánh Tần của
ông.

Triệu Đà chiếm Âu Lạc đặt hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, cũng

theo sử ta, đặt hai viên điển sứ trông coi (về mặt hành chính?), còn về mặt
quân sự có chức Tả tướng, nghĩa là “bảo hộ” Âu Lạc, nói theo lối bây giờ.
Tên Giao Chỉ tuy gây nhiều tranh luận về ý nghĩa nhưng còn có thể tìm gốc
gác trong các sách xưa của Trung Quốc chứ tên Cửu Chân thì hoàn toàn
mới mẻ, hoặc có thể đó chỉ là phiên âm của một từ địa phương mà sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.