(Có bản chép là: Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa, phô phang chi ở
đám quân này?)
2.- BÀ BANH HẾT LINH THIÊNG (11)
Khen ai đẽo đá tạc nên mày,
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây.
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt,
Dưới chân đứng chéo một đôi giày.
Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu,
Hay là bốc gạo thử thanh thầy.
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa,
Phô phang chi ở đám quân này.
Bài thơ Bà Banh trong phần chính văn là lấy từ Nguyễn Duy Hinh,
Văn minh Đại Việt,
Nxb. Văn hoá &Thông tin, H. 2005, tr. 901-902, trích
Hồng Đức quốc âm thi tập
. Bài 1 của Phụ lục lấy từ 40 truyện Trạng
Quỳnh, (song ngữ Anh-Việt) Nguyễn Đức Hiền biên soạn, Nguyễn Đình
Phương dịch, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1999. Số 21 trong ngoặc là
thứ tự bài của nguyên bản. Bài 2 là của Trạng Quỳnh, Châu Nhiên Khanh,
Lê Hoàng Mai sưu tầm và biên soạn, Nxb. Thanh niên 2006. Số 11 là thứ tự
trong sách. Hai bài 1, 2 rõ ràng có gốc là từ bài của Hồng Đức Quốc âm thi
tập,
tuy không hẳn là từ đời Hồng Đức, nhưng những chi tiết thêm vào
chứng tỏ chúng cũng căn cứ từ cơ sở một tượng bà Banh có vẻ cũng đồng
thời với bài thơ: đá, chuỗi hạt trên cổ, chân mang giày, váy phất… Nên lưu
ý rằng người biên soạn Nguyễn Đức Hiền đã cho mình là hậu duệ của
Trạng Quỳnh, người có tên gốc là Nguyễn Quỳnh (1677-1748), được học
giả Hà Văn Tấn đem gia phả chứng thực trong một bài viết chung.