Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ dần dần hạn chế từng bộ phận của khớp, sau
khi vận động cảm giác đau nhức cũng sẽ không mất đi. Do cảm giác đau sẽ
tăng lên khi đi bộ nên bắt buộc phải nghiêng người khi đi hoặc vừa đi vừa
nghỉ. Cũng do bị đau mà cơ hội vận động của khớp bị giảm đi, lực của cơ
cũng giảm, khiến cho khớp ngày càng trở nên đau đớn.
Trong khớp có chất dịch có khả năng di chuyển, có tác dụng bôi trơn
khớp, làm giảm tác dụng của ma sát. Khi bệnh biến dạng khớp trở nên
nghiêm trọng, chất dịch này cũng bị ngưng đọng, khiến khớp sưng to, biến
dạng. Nếu tình trạng ngày càng xấu đi, khi thời tiết thay đổi hoặc khi ngủ
cũng cảm thấy đau nhức.
Dựa vào các triệu chứng của bệnh và phương pháp chụp X quang để
chẩn đoán bệnh.
Khi chẩn đoán, bác sỹ sẽ xác định vị trí bị đau hoặc kiểu đau, kiểm tra
xem liệu bệnh nhân có thể đi liên tục mà không phải dừng lại nghỉ hay
không, khoảng cách đi được là bao nhiêu…
Khi bị mắc bệnh biến dạng khớp, dùng đầu ngón tay nhấn vào mặt bên
khớp gối hoặc phía trước khớp hông đều có cảm giác đau. Đồng thời phải
kiểm tra tình trạng mở của khớp hông hoặc sự co duỗi của khớp gối xem có
bị hạn chế khi vận động hay không.
Ngoài ra, còn phải tiến hành chụp X quang. Khi nghi ngờ bị mắc bệnh
biến dạng khớp hông thì phải tiến hành chụp mặt trước và mặt bên xương
hông; khi nghi ngờ bị mắc bệnh biến dạng khớp gối thì phải yêu cầu bệnh
nhân đứng thẳng và chụp chính diện khớp gối.
Nếu trong phim X quang có thể nhận thấy các hiện tượng như: xương
biến dạng, khớp bị biến dạng hoặc biến mất, khe trống giữa các khớp thu
hẹp lại thì có thể chẩn đoán bệnh nhân đã mắc bệnh biến dạng khớp.
Còn có thể tiến hành kiểm tra bằng phương pháp CT và MRI và kiểm tra
máu, kiểm tra dịch bôi trơn của khớp để tham khảo.
Khi các phương pháp điều trị cũ không có hiệu quả thì áp dụng phương
pháp phẫu thuật.