mỡ trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Những người có trọng lượng cơ thể
vượt 20% so với tiêu chuẩn, hơn một nửa trong số đó có khả năng mắc
bệnh gan nhiễm mỡ.
NGHIỆN RƯỢU
Cồn sau khi vào trong cơ thể, chủ yếu được phân giải và lọc trong gan,
độc tính của cồn tác động lên hồng cầu khiến cho hồng cầu cản trở việc
phân giải mỡ trong gan, làm cho mỡ bị kết tủa lại và tạo thành gan nhiễm
mỡ. Uống càng nhiều rượu, thì gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng. Những
người mỗi ngày uống 80 – 120 ml rượu, liên tục trong 8 - 10 năm thì 90%
mắc bệnh gan nhiễm mỡ sau chuyển sang xơ gan.
ĐÁI ĐƯỜNG
Khoảng một nửa số người mắc bệnh đái đường tuýp 2 thường mắc cả
bệnh gan nhiễm mỡ, đó là bởi vì đường glucô và axít lipit trong cơ thể
người bệnh không được tận dụng triệt để, quá trình hợp thành lipoprotein
cũng gặp trở ngại, đa phần đường glucô và axít lipit được chuyển hóa thành
mỡ, tích tụ lại trong gan dẫn đến gan nhiễm mỡ.
MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ CHẤT ĐỘC
HÓA HỌC
Một số chất hóa học có thể làm gây ra bệnh mỡ gan bởi vì chúng có khả
năng cản trở sự hợp thành và vận chuyển lipoprotein, triglyceride trong gan
không được giải phóng, tích lại trong gan dẫn đến phát bệnh.
DINH DƯỠNG KHÔNG TỐT