CẢM CÚM Ở TRẺ NHỎ
Trẻ nhỏ cảm cúm đa phần đều do vi rút gây ra, kiểu vi rút, vị trí bị lây
nhiễm trên đường hô hấp và những triệu chứng của bệnh thì rất khác nhau.
Khi trẻ bị cảm cúm, phải đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng hô hấp của
trẻ, bởi vì, đôi khi có thể xuất hiện hiện tượng khó thở, có thể nguy hiểm
đến tính mạng. Nếu phát hiện thấy trẻ có tình trạng khó thở phải đưa ngay
đến bệnh viện cấp cứu.
Phương pháp điều trị chủ yếu là uống thuốc kết hợp nghỉ ngơi.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Để phát huy được sức đề kháng của bản thân, nên giành nhiều thời gian
ở nhà nghỉ ngơi, duy trì sự yên tĩnh, ngủ đủ giấc, tránh tiêu hao thể lực, bổ
sung nước và dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Khi bị cảm cúm, cảm giác
thèm ăn và khả năng tiêu hóa giảm xuống, bởi vậy, nên ăn những thứ đồ ăn
có nhiều nước, dễ tiêu như cháo, canh… Để bổ sung chất điện giải, có thể
uống những thức uống vận động để bổ sung lượng nước.
Cần chú ý cả nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Nhiệt độ và độ ẩm trong
phòng thấp, vi rút cúm càng hoạt động mạnh. Hơn nữa, không khí lạnh sẽ
kích thích lên niêm mạc của mũi và họng, gây ra viêm.
Nếu không sốt, thông thường có thể tắm. Nhưng để tránh làm tiêu hao
thể lực, không nên tắm lâu, hơn nữa, phải chú ý không để bị lạnh sau khi
tắm. Khi sốt không nên tắm. Khi đi ra ngoài, nên tránh những nơi đông
người, nên về nhà sớm để nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Hút thuốc sẽ kích thích niêm mạc ở cổ họng, bởi vậy, khi bị cảm cúm
không nên hút thuốc.
Ngoài ra, nếu mắc bệnh vài hôm mà cứ sốt cao không hạ sốt, xuất hiện
hiện tượng khó thở hoặc đau ngực hoặc tình trạng bệnh kéo dài hơn 1 tuần
mà không đỡ thì phải đi bệnh viện để khám và điều trị.