Nhưng do bệnh thiếu máu thường là diễn ra rất chậm, cơ thể sẽ sản sinh ra
phản ứng thích nghi, bởi vậy, đôi khi bệnh thiếu máu đã phát triển đến mức
độ nghiêm trọng nhưng người bệnh vẫn không ý thức được.
Do khi thiếu máu sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu ôxy, để duy trì sự sống,
cơ thể sẽ sản sinh ra một loạt các phản ứng bổ trợ, ví dụ, vì để cho các cơ
quan nội tạng có đủ tuần hoàn máu mà hạn chế được lượng máu chảy trong
mạch máu, làm cho da trông nhợt nhạt, thiếu hemoglobin nên phải bổ sung
bằng cách tăng số lần vận chuyển ôxy, làm tăng nhanh tốc độ tuần hoàn
máu, xuất hiện cảm giác tim đập nhanh, thở gấp.
Niêm mạc khoang miệng, mắt, tay, móng… đều sẽ phản ánh tình trạng
thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ vừa, khi vận động cơ thể sẽ cảm thấy khó
thở hoặc đau ngực, hơn nữa, do cơ thể thiếu ôxy, sẽ xuất hiện hiện tượng
đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, kém ăn,
sốt nhẹ, tê chân tay…
Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, thậm chí sẽ có thể dẫn đến những
biến chứng nghiêm trọng hơn nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán thiếu máu chủ yếu dựa vào RBC, Hb và Ht.
Mức độ thiếu máu thường biểu thị qua nồng độ hemoglobin. Sau khi
kiểm tra số lượng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (Hb) và Ht, rồi
đưa ra chẩn đoán.
Với người lớn, Hb ở nam giới thấp hơn 12g/dl, phụ nữ thấp hơn 11g/dl,
tức là đã mắc bệnh thiếu máu. Hb từ 9 – 11g/dl là thiếu máu nhẹ, 6 – 9g/dl
là thiếu máu vừa, 3 – 6g/dl là thiếu máu nặng, thấp hơn 3g/dl là thiếu máu
nghiêm trọng.
Để chẩn đoán là thiếu máu thuộc loại nào, cần phải tiến hành một số các
kiểm tra như thể tích hồng cầu, bình quân hồng cầu, nồng độ hemoglobin,
kiểm tra tủy xương…