BẠN CHÍNH LÀ BÁC SỸ TỐT NHẤT CỦA MÌNH - Trang 70

nữ cần nhiều sắt hơn nam giới cùng độ tuổi. Những trẻ em đang trong giai
đoạn phát triển, cùng với sự phát triển của cơ thể, lượng máu sẽ tăng lên,
cũng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt có những triệu chứng thông thường của bệnh

thiếu máu và còn có thể xuất hiện các triệu chứng như niêm mạc ở đầu lưỡi
co lại, trở nên thô ráp, nuốt khó…

Khi điều trị thiếu máu do thiếu sắt, đầu tiên nên điều trị bắt đầu từ

nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, đồng thời áp dụng phương pháp bổ sung
sắt bằng thuốc, nếu có xuất huyết ở hệ thống tiêu hóa, có thể tiêm thẳng
vào tĩnh mạch. Thông thường, sau khoảng 2 tháng là tình trạng thiếu máu
sẽ được cải thiện, nồng độ hemoglobin sẽ khôi phục lại trạng thái bình
thường, bởi vậy cần bổ sung liên tục trong vài tháng.

Yếu tố vô cùng quan trọng là phải cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn

uống, ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt.

NHỮNG THỰC PHẨM CÓ CHỨA NHIỀU
SẮT

Đó là các loại thực phẩm như: gan lợn, máu động vật, hải đới, long nhãn,

rau cần, rau chân vịt, anh đào, sơn trà, thịt, dừa tươi, mía, đào, lê, tương
vừng…

SẮT HỮU CƠ VÀ SẮT VÔ CƠ

Sắt có trong thực phẩm như thịt, cá các loại chủ yếu là sắt hữu cơ, sắt vô

cơ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy sắt hữu cơ chỉ
chiếm khoảng 1/6 lượng sắt được đưa vào cơ thể nhưng tỉ lệ hấp thụ của nó
lại cao.

Sắt vô cơ có tỉ lệ hấp thụ thấp, sẽ hấp thụ tốt hơn nếu đi kèm với các loại

thực phẩm có protein động vật hoặc vitamin C.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.