NHÂN TỐ HÓA HỌC
Hiện nay, có rất nhiều vật chất hóa học có thể gây ra bệnh máu trắng như
chất benzen được dùng rộng rãi trong công nghiệp. Các loại thuốc chống
ung thư, thuốc an thần, thuốc diệt côn trùng… đều có thể dẫn đến bệnh máu
trắng.
NHÂN TỐ VI RÚT
Nghiên cứu đã chứng minh, bệnh máu trắng ở động vật như: chim, chuột
bạch, mèo, bò và khỉ tay dài có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của vi
rút, hơn nữa, đã tách ra được loại vi rút máu trắng tương ứng. Tuy nhiên,
lâu nay vẫn không có bằng chứng nào có thể chứng minh máu của những
người mắc bệnh máu trắng có thể lây nhiễm sang những người khỏe mạnh
và gây ra bệnh máu trắng. Năm 1980, từ tế bào bệnh máu trắng, tế bào T ở
người đã tách ra được một loại vi rút mới (HTLV) giống như loại vi rút
ATLV mà người Nhật phát hiện ra năm 1976. Đây là một bước đột phá mới
trong nghiên cứu bệnh máu trắng của con người.
NHÂN TỐ DI TRUYỀN
Trong số những gia đình có người mắc bệnh máu trắng thì, nguy cơ mắc
bệnh giữa những người họ hàng cao gấp 4 lần so với những người bình
thường; những đứa trẻ sinh cùng trứng, nếu một người mắc bệnh máu trắng
thì khả năng người kia mắc bệnh sẽ cao hơn 25% so với người bình
thường; những người mắc bệnh tổng hợp di truyền đặc biệt, tỉ lệ phát bệnh
máu trắng là rất cao, ví dụ như bị mắc bệnh down, thiếu máu Fanconi…
Dù tồn tại những nhân tố có khả năng gây bệnh nhưng vẫn chưa có một
nhân tố nào có thể giải thích toàn bộ tình hình, ví dụ như trong những
người tiếp xúc với tia phóng xạ thì số người mắc bệnh máu trắng là rất ít,
bởi thế, có thể suy luận rằng, bệnh máu trắng không phải do một nhân tố