táo bón, nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ. Cố gắng
duy trì mỗi ngày đi một lần, tránh để táo bón dẫn đến làm bệnh trĩ
nặng thêm, nứt hậu môn, nhiễm trùng…
4. Ăn ít và ăn nhiều bữa. Những người mắc bệnh máu trắng, nhất là
trong quá trình điều trị, hệ tiêu hóa thường xuất hiện nhiều phản ứng,
ví dụ như: buồn nôn, trướng bụng, đi ngoài… khi đó có thể áp dụng
phương pháp ăn ít và ăn nhiều bữa hoặc ngoài 3 bữa chính, có thể tăng
thêm một số đồ ăn có thể tích nhỏ, nhiều nhiệt lượng, giàu chất dinh
dưỡng, như: bánh ngọt, sô cô la, bánh mì, ruốc cá, sữa chua, nước ép
hoa quả tươi…
5. Căn cứ vào tình hình bệnh để điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh
nếu ăn không ngon, tiêu hóa không tốt có thể ăn những đồ ăn như
trứng hấp, sữa chua, óc đậu, bánh bao nhỏ… đồng thời có thể ăn thêm
những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như sơn tra, củ cải…
HỎI ĐÁP
Hỏi: Bệnh máu trắng có phải là bệnh bại huyết không?
Đáp: Bệnh máu trắng và bệnh bại huyết về mặt lâm sàng có những biểu
hiện giống nhau như: thiếu máu, sốt, bầm da, gan, lá lách phù to, trong
huyết tương số lượng bạch cầu tăng cao bất thường đồng thời xuất hiện
hiện tượng tế bào non… nhưng về bản chất hai bệnh này thuộc hai loại
bệnh khác nhau. Bệnh máu trắng là bệnh u ác tính của tổ chức tạo máu, còn
bệnh bại huyết là hiện tượng nhiễm trùng toàn thân sau khi vi trùng xâm
nhập vào vòng tuần hoàn máu.
Những người mắc bệnh máu trắng có thể vào một giai đoạn bệnh nào đó
bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến phát sinh bệnh bại huyết, còn bệnh
bại huyết thì không thể chuyển biến thành bệnh máu trắng.