khác cũng đổ dồn lại, trầm trồ và sờ tay vào nòng súng mát lạnh. Thằng Tú còn tính nhấc
cây súng lên đeo thử nhưng thầy Dân không cho.
Lát sau, tới phiên Bảy hô hoán:
- A, súng của chị Út Tịch nè!
Vẻ mặt Bảy hớn hở như bắt được vàng. Gần đây, nó rất mê chuyện mẹ con chị Út Tịch nên
khám phá ra khẩu súng của chị đối với nó cũng quan trọng như Crít-tốp Cô-lông khám phá
ra châu Mỹ. Tụi tôi lại bu lại. Đó là một khẩu cạc-bin báng xếp. Nhà sinh vật tỏ vẻ nghi ngờ:
- Phải súng của chị Út Tịch thiệt không mày?
Bảy hất hàm:
- Chớ gì nữa! Mày đọc tờ giấy chú thích kia kìa!
Quang gãi cổ:
- Thì của chị Út Tịch. Nhưng chắc gì là chị Út Tịch trong sách. Sách là người ta chỉ bịa ra thôi!
Bảy lộ vẻ lúng túng. Tôi liền giải vây:
- Không phải cuốn sách nào cũng tưởng tượng ra đâu. Chị Út Tịch là nhân vật có thiệt. Chị
tên là Nguyễn Thị Út, được phong anh hùng. Nhà văn Nguyễn Thi đi dự đại hội anh hùng,
gặp chị Út Tịch nên về viết cuốn "Người mẹ cầm súng".
Bảy liếc Quang:
- Đó, thấy không! Tao nói chị Út Tịch là chị Úy Tịch mà!
Nhưng cái thằng Bảy này, mặc dù gần đây đã có nhiều tiến bộ nhưng cái "máu điệp viên"
vẫn còn chảy âm ỉ trong người nó. Chính vì vậy mà cây cạc-bin của chị Út Tịch cũng không
giữ
chân nó lâu hơn bức ảnh chụp đài quan sát trên ngọn cây của anh Thái Văn A ở đảo Cồn Cỏ.
Chính từ trên đài quan sát được ngụy trang ở giữa tầng trời này, anh Thái Văn A đã bắn rơi
máy bay Mỹ. Nó đứng ngắm hoài tấm ảnh, miệng hít hà: