BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 193

học trên sân vận động, và tôi cũng đã đi nhiều nước khác nhau trên toàn thế
giới, từ Úc tới Mexico, Xcốtlen tới Singapore để diễn thuyết trước những
quan chức trong chính phủ hay ngành giáo dục. Những bài diễn thuyết có
thể rất khác nhau về thời lượng – dao động từ một tiếng đến sáu tuần.
Trong giới doanh nghiệp, tôi đã diễn thuyết trước các tổ chức như Oracle,
HSBC, IBM, Học viện Quản trị Singapore, Barclay International, BP và
Boeing, giúp họ lên kế hoạch cho những sự kiện quan trọng hay những
chiến lược kinh doanh dài hạn, đối thoại trực tiếp với Giám đốc hay chủ
tịch hội đồng quản trị của công ty.

Nhưng cho dù thuyết trình với ai hay về vấn đề gì đi chăng nữa thì khâu
chuẩn bị và lên các kế hoạch luôn không thay đổi so với ngày đầu tiên tôi
sử dụng Bản đồ Tư duy. Từ đó đến nay, những phản hồi tôi nhận được vô
cùng tuyệt vời. Những bài thuyết trình của tôi được khán giả cho trung bình
94.6 điểm trên thang điểm 100. Nói ra điều này dường như không được
khiêm tốn cho lắm nhưng tôi rất tự hào về điều đó. Nếu phải chấm điểm
cho mình khi còn là một thuyết giả trẻ giảng về năng lực trí nhớ trước đây,
tôi sẽ cho mình 20 điểm – và đó sẽ là điểm cho mong muốn giúp đỡ sinh
viên và cho nhiệt huyết của tôi với bài giảng. Còn về năng lực truyền đạt
những đam mê đó, tôi sẽ chỉ cho mình điểm 0 bởi vì tôi chỉ giúp họ lãng
quên.

Ai, cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào?

Nếu bạn dành thời gian để lập Bản đồ Tư duy về tất cả những thông tin cơ
bản về bài thuyết trình của bạn trước khi bạn quyết định cụ thể chủ đề để
nói, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để tập trung vào vấn đề chính. Bạn cần phải
hiểu rõ:

• Thính giả của bạn là ai

• Họ mong muốn nhận được gì từ bài thuyết trình của bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.