BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 191

không có sự kết nối hay bất cứ cái gì có thể gọi là nổi bật. Nói cách khác,
tôi đang giảng cho sinh viên những vấn đề thực chất của ghi nhớ theo cách
mà có thể khiến họ quên đi tất cả mọi thứ.”

Người giảng viên đó chính là tôi, và bài giảng đó – với sự đối lập nực cười
giữa vấn đề được nêu ra và cách thuyết trình về – đã thức tỉnh tôi. Bài
giảng đó đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức truyền đạt thông tin của tôi.

Rõ ràng là tôi cần phải truyền tải thông tin tới thính giả sao cho họ có thể
hiểu được và ghi nhớ chúng. Tôi cần phải đưa ra những thông tin theo một
dạng thức mà não người có thể dễ dàng “tiếp nhận” – chứ không phải là
những câu từ dài dòng khó nhớ. Từ đó, tôi nhận ra rằng những bài thuyết
trình của mình không nên chỉ sử dụng những câu dài mà nên dùng cả
những từ khoá, hình ảnh, những sự liên kết và cả những yếu tố khác như
màu sắc, hình dạng, kích thước sao cho những điều quan trọng được làm
nổi bật lên.

Tôi không chỉ áp dụng những điều này vào những bài thuyết trình mà còn
ứng dụng cả vào tác phẩm của mình. Điều này tác động tới các giác quan
của tôi rõ ràng như khi tôi sử dụng bảng đen hay máy chiếu.

Tôi quay trở lại với bảng vẽ – bắt đầu hình dung ra một tờ giấy trắng và tự
hỏi mình hai câu hỏi rất đơn giản:

Q: Tôi cần gì, để kích thích trí tưởng tượng của mình trên tờ giấy này?

A: _ _ _ _ _ _ _ _

Q: Tôi cần gì, để thể hiện mối liên hệ giữa những điều đã kích thích trí
tưởng tượng của tôi trên tờ giấy này?

A: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.