7. Bí quyết thuyết trình hiệu quả
Sự trình bày không hoàn hảo
Đó là vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một giảng viên đại học trẻ
tuổi đang thuyết giảng cho các sinh viên năm thứ nhất của ngành tâm lý
học về khả năng ghi nhớ.
Giống như vô vàn những giảng viên trước đó, anh chuẩn bị bài thuyết trình
của mình bằng những tờ giấy với những câu được viết ngay ngắn theo dòng
kẻ. Bắt đầu bài giảng của mình, anh nói: “Chủ đề của buổi học hôm nay là
Trí nhớ”. Anh đứng sau bục giảng, trên thềm giảng đường và bắt đầu đọc,
với hy vọng những sinh viên siêng năng của mình sẽ ghi chép theo đúng
cách, như hồi là sinh viên anh vẫn từng làm.
Anh đưa ra những điều kiện cụ thể để trí nhớ có thể làm việc, trong đó, hai
điều kiện cơ bản nhất là: trí tưởng tượng – khả năng kết hợp các hình ảnh
với sự phản hồi của các giác quan – và khả năng liên tưởng (hay liên hệ).
Cùng với hai điều kiện cơ bản này, anh khẳng định: trí nhớ sẽ làm việc hiệu
quả hơn khi mọi thứ trở nên nổi bật. Giờ đây, người giảng viên nhớ lại rõ
ràng buổi thuyết giảng ấy của 40 năm về trước:
“Khi tôi đọc cho sinh viên chép bài thật chậm với một giọng đều đều tẻ
nhạt, tôi cảm thấy chán ngán đến phát điên. Và khi tôi nhìn những đôi vai
đang gục xuống mệt mỏi, những cái đầu nặng trĩu, những bàn tay đang siết
chặt cố gắng nguệch ngoạc ghi lại những lời tôi giảng, tôi nhận ra rằng tôi
cũng chẳng giúp ích được gì cho sinh viên của mình.”
“Thêm nữa, mặc dù nói với sinh viên rằng để ghi nhớ một điều gì, cần phải
làm cho nó có hình ảnh, có sự liên kết và nổi bật nhưng chính tôi lại đang
giảng bài với một giọng đều đều và yêu cầu sinh viên phải ghi chép hết
trang này đến trang khác bằng một màu mực duy nhất, không hình ảnh,