“Hội nghị lần này không phải là hội nghị mang tính chính trị.
Đây chỉ là hội nghị đơn thuần vì quyền lợi của trẻ em nên mong các
vị bỏ qua những sai sót về mặt quy trình. Chẳng lẽ các vị muốn lôi
các em nhỏ vào những vấn đề chính trị của người lớn sao?”
Bằng việc nhắc đến mục đích cuối cùng của hội nghị, Ban Ki
Moon đã khiến các đại diện của các quốc gia thuộc Liên minh phải
đồng tình. Không chỉ Liên minh các quốc gia Ả Rập cảm phục nhiệt
tâm của ông, cả Israel và các nước khác đều đánh giá ông là người có
nhiệt tình lớn lao trong công việc và có khả năng xúc tiến mạnh mẽ.
Ban Ki Moon rất quan tâm đến các quốc gia nhỏ yếu trên diễn
đàn quốc tế như các nước Trung Đông và châu Phi. Đặc biệt, vấn
đề về Palestine luôn là nghị sự hết sức nhạy cảm trên diễn đàn
chính trị quốc tế. Các quốc gia khác thường tránh xa họ vì lo ngại
ả
nh hưởng nhưng Ban Ki Moon thì khác. Ông thường xuyên gặp gỡ
đại diện của Palestine tại Liên Hợp Quốc và lắng nghe câu chuyện
của họ, đồng thời khích lệ, động viên họ. Cũng giống như khi ở Hàn
Quốc, Ban Ki Moon được xem là “nhà ngoại giao thật sự” vì không có
kẻ thù nào trên vũ đài quốc tế. Và kỳ diệu thay, các mối nhân
duyên này về sau đều trở thành nguồn hỗ trợ tích cực cho Ban Ki
Moon.
Khi trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ban Ki Moon đã đồng
thời thực hiện các chuyến viếng thăm đến Palestine và Israel.
Trên vũ đài chính trị, nhà ngoại giao cần xem xét động thái của
Israel trong mâu thuẫn với Palestine để tiếp cận Palestine. Ngược lại,
muốn tiếp cận Israel, họ cần phải dè chừng động thái của các
quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tại khu vực Trung Đông, và đương
nhiên trong đó có cả Palestine. Chính vì điều này, các nhà ngoại giao
thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhưng Ban Ki Moon thì
khác. Với mối quan hệ thân thiết được thiết lập trong thời kỳ làm