việc tại Liên Hợp Quốc, ông dễ dàng nhận được sự thông hiểu của cả
hai quốc gia.
Đại diện của Palestine tại Liên Hợp Quốc năm xưa – người từng
sẻ chia tâm sự cùng Ban Ki Moon – về sau đã trở thành Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao của Palestine, và khi đến viếng thăm Israel, ông còn
nhận được lời cảm ơn về sự giúp đỡ của mình trong quá khứ tại Liên
Hợp Quốc. Thật ra, Ban Ki Moon đã làm việc cật lực khi còn giữ vị trí
Chánh văn phòng thư ký cho Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
không phải vì mục đích cá nhân. Ông chỉ làm việc như cách mình đã
từng làm việc tại Hàn Quốc. Phải chăng đây là nguyên lý của cuộc
đời, khi làm việc hết lòng bằng sự vô tư, trong sáng không một chút
toan tính, chúng ta sẽ nhận lại những thành quả tốt đẹp? Những
mối nhân duyên này về sau đều đóng vai trò ủng hộ tích cực cho
Ban Ki Moon khi ông tranh cử vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Quả là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Sau khi kết thúc quá
trình làm việc tại Liên Hợp Quốc, ông đã trở lại làm việc cho Bộ
Ngoại giao. Và vào năm 2004, ông đã được bổ nhiệm vào vị trí Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại, vị trí mà bất cứ nhà ngoại giao
nào cũng đều mơ ước.
Từ một nhà ngoại giao Hàn Quốc đến một
đại thống lĩnh thế giới
Dự án SG Wannabe
Từ năm 2005, giới ngoại giao truyền tai nhau câu chuyện về kỳ
vọng ứng cử vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho nhiệm kỳ tới.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực ủng hộ việc này. Bởi nếu một
người Hàn Quốc nắm giữ vị trí quan trọng này, trong tương lai 10