Cuộc bầu cử trù bị đợt hai diễn ra sau đó hai ngày. Có ý kiến cho
rằng cần tiến hành phương thức bầu cử phân biệt giữa các nước
Ủ
y viên thường trực và không thường trực. Tuy nhiên, quy định của
Liên Hợp Quốc vẫn là một biến số khi cho phép tiến hành bầu
cử lại nếu như có ứng cử viên mới tham gia trước cuộc bầu cử trù bị
48 tiếng. Và đúng như dự đoán, lại có thêm một ứng cử viên mới
tham gia. Lần này, ứng cử viên là nữ Tổng thống của Latvia, bà
Vaira Vike Freiberga. Đây lại là một nhân vật không thể xem nhẹ bởi
bà là ứng cử viên nữ trong thời điểm nữ quyền được coi trọng. Đặc
biệt, đây là lần đầu tiên có một ứng cử viên đến từ một quốc gia
không thuộc nhóm các quốc gia châu Á. Lúc bấy giờ, Mỹ không sẵn
sàng chấp nhận việc chọn ứng cử viên châu Á cho vị trí Tổng thư ký
thứ 8 của Liên Hợp Quốc. Với luận điệu ưu tiên cho ứng cử viên có
năng lực chứ không phải chỉ từ châu Á, thực ra, trong thâm tâm, Mỹ
đang mong muốn có một Tổng thư ký đến từ Đông Âu. Ngoài ra,
việc có thêm ứng cử viên mới khác là hiệu trưởng một trường đại học
của Afghanistan. Nhưng đây là ứng cử viên không nhận được sự chú ý
của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, việc có thêm ứng cử viên đồng
nghĩa với việc cạnh tranh quyết liệt hơn, đồng thời, có thông tin cho
hay quốc gia bỏ phiếu phản đối Ban Ki Moon chính là Anh. Đây là
tình huống thật sự nghiêm trọng. Bởi vì cho dù 14 quốc gia còn lại
có tán thành, với quyền phủ quyết của quốc gia thường trực như
Anh, Ban Ki Moon cũng không thể được chọn làm Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc.
Thế nhưng, bầu không khí chiến thắng đã đến gần. Ở lần
bầu cử thứ ba, kết quả đối với Ban Ki Moon vẫn là 13 phiếu
thuận, 1 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Ứng cử viên Thadoor đã
mất thêm 2 phiếu thuận, chỉ còn 8 phiếu thuận. Điều đó có nghĩa
là chỉ còn Ban Ki Moon có hơn 9 phiếu thuận, đủ tiêu chuẩn cho
cuộc bầu cử quyết định. Chỉ đến lúc này, Ban Ki Moon mới bắt
đầu thể hiện sự tự tin của mình. Các phóng viên túc trực trên đường