chức chính phủ không khỏi nuối tiếc vì việc “trì hoãn” nhưng thực
ra là “từ bỏ” này.
Hơn nữa, dư luận quốc tế sẽ không ủng hộ việc Hàn Quốc vừa
trở thành Ủy viên không thường trực, vừa trúng cử vị trí Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, không thể bỏ qua động thái của Indonesia
và Nepal là các quốc gia đang nỗ lực chạy đua cho chiếc ghế vị trí
Ủ
y viên không thường trực của Liên Hợp Quốc.
Đây là việc làm bất khả kháng nhằm chiếm được thiện cảm của
châu Á. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rút lui khỏi vị trí ứng cử Ủy
viên không thường trực dù không biết đến bao giờ cơ hội này mới
trở lại. Vì thế, Ban Ki Moon cảm thấy trọng trách của mình càng
thêm lớn. Nhưng kết quả đã cho thấy chính sách dồn tổng lực của
chính phủ là một lựa chọn đúng đắn.
Vào thời điểm này, trong nước bắt đầu có đề xuất Ban Ki
Moon thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đề xuất này nhằm
vào mục tiêu để ông tập trung cho cuộc tranh cử vị trí Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc, thay vì vướng bận trăm công nghìn việc liên quan
đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Nhưng quan điểm của
chính phủ Hàn Quốc lại khác. Với chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
Ban Ki Moon mới có ưu thế hơn trong quá trình tranh cử.
Nếu chỉ với tư cách ứng cử viên cho vị trí Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc, Ban Ki Moon sẽ gặp bất lợi trong cuộc vận động các quốc
gia có quyền bầu cử. Càng cần nắm bắt động thái các quốc gia
tranh cử khác, ông càng không thể có hành động khinh suất. Với vai
trò là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ban Ki Moon vừa có thể tranh thủ kêu
gọi sự ủng hộ của các nước sau khi kết thúc hội nghị. Đây là một
phán đoán hợp lý. Tranh cử với vị thế của một Bộ trưởng mang lại
nhiều lợi ích thực tế hơn.