BAN KI MOON HÃY HỌC NHƯ THẰNG NGỐC VÀ ƯỚC MƠ NHƯ THIÊN TÀI - Trang 160

2008-2012 trung bình là 5,2% so với giai đoạn những năm
1990. Hàn Quốc được xem là quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn hội nghị lần thứ ba được tổ chức nên được miễn thực
hiện nghĩa vụ, nhưng về sau, từ năm 2008, theo yêu cầu của
một số nước phát triển, Hàn Quốc và Mexico… buộc phải
tham gia nghĩa vụ giảm thiểu khí thải nhà kính.

Riêng Mỹ, với lượng bài thải khí carbonic lớn nhất thế giới, đã
tuyên bố rút khỏi Nghị định thư vào tháng 3/2001 nhằm bảo
hộ ngành công nghiệp nước nhà.

Bản đồ Lộ trình Bali là gì?

Là một ý tưởng về Hiệp ước biến đổi khí hậu nhằm thay thế
cho Nghị định thư Kyoto. Bản đồ Lộ trình Bali được thông qua
tại hội nghị thứ 13 của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi
khí hậu tại Bali, Indonesia từ ngày 3 đến ngày 15/12/2007.
Theo nội dung của Bản đồ Lộ trình Bali, Hiệp ước về biến đổi
khí hậu sẽ được thảo luận trong vòng hai năm, được ký kết vào
năm 2009 tại Copenhagen Đan Mạch và sẽ có hiệu lực từ năm
2013. Đối với các nước phát triển, lượng giảm thiểu khí thải
nhà kính không được cụ thể hóa bằng con số mà được thống
nhất chung là “giảm thiểu một lượng đáng kể”, và đối với các
nước đang phát triển, lượng khí thải giảm thiểu phải được đo
đạc và kiểm chứng cụ thể. Ngoài ra, Bản đồ Lộ trình Bali còn
có các nội dung khác như là các nước đang phát triển được
khuyến khích giảm khai thác rừng nhiệt đới và trong đó quốc
gia nào có những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu tích cực
sẽ được các nước phát triển chuyển giao công nghệ… Theo lộ
trình này, vào năm 2013, các quốc gia như là Hàn Quốc cùng
với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… đều được liệt vào đối tượng
giảm thiểu khí thải nhà kính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.