lúc đó, ông bà vẫn đang phải sống trong căn nhà thuê dài hạn. Anh
đã chọn đi Ấn Độ chỉ vì lý do đó.
Ngay khi Ban Ki Moon nhận quyết định công tác, cả Bộ Ngoại
giao đã xì xào bàn tán. Ngày nay, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là
quốc gia đang phát triển đầy tiềm năng được cả thế giới quan
tâm, nhưng ngày đó, Ấn Độ chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu
vậy mà lại thu hút được sự chú ý của nhân viên mới của Bộ với thành
tích đào tạo cao nhất khiến ai cũng thắc mắc. Việc này khiến
thanh tra Bộ phải cho gọi Ban Ki Moon đến để rõ ngọn ngành. Mọi
người thậm chí còn đồn thổi rằng liệu Ban Ki Moon có bị chèn ép
trong quyết định đề cử công tác nước ngoài hay không.
“Chẳng phải anh đạt kết quả đào tạo cao nhất hay sao? Có phải
anh đăng ký đi Mỹ nhưng lại bị cử sang Ấn Độ không?”
“Thưa không. Đó là nguyện vọng của tôi. Tôi rất cảm ơn nếu Bộ
chấp nhận đề xuất của tôi.”
Vì hoàn cảnh gia đình mà Ki Moon phải khép lại nguyện vọng đi
Mỹ và quyết định đăng ký đi Ấn Độ, nhưng anh không lấy làm
buồn lòng mà vui vẻ đón nhận. “Sau này nhất định mình sẽ có cơ
hội đi Mỹ. Chỉ cần nỗ lực hết mình, chắc chắn cơ hội đó sẽ đến.”
Anh thầm nghĩ.
Trong mắt mọi người, Ban Ki Moon là “một người luôn nỗ lực
không ngừng nghỉ”. Thái độ sống đó của anh được hun đúc từ hoàn
cảnh gian khó. Anh đã học hỏi được rất nhiều điều từ thời niên
thiếu vừa học vừa phụ giúp bố mẹ việc nhà, thậm chí còn nuôi lợn
để tăng gia.
Thế nhưng, Ban Ki Moon hiểu rằng anh cần chăm chỉ để có
tiền đóng học phí và trang trải sinh hoạt, anh phải làm mọi việc, và
có như vậy, anh mới có thể tiếp tục việc học. Nhờ đó, anh nhận ra