nếm trải đủ mọi gian khổ trên đất Hàn, nhưng đã tự học và đỗ thủ
khoa vào ngành Luật của Đại học Seoul khiến ai nấy đều ngạc
nhiên. Ông tiếp tục đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển công chức ngành
ngoại vụ, trở thành một trong những nhân tài được chú ý trong Bộ
Ngoại giao.
Khi biết hoàn cảnh khiến Ki Moon chọn nơi làm việc là Ấn Độ,
No Shin Young không khỏi đồng cảm. Vì chính bản thân ông cũng
trải qua nhiều gian khổ và học hành vất vả để có được ngày hôm
nay.
“Nhân viên ngoại giao đạt thành tích cao trong kỳ đào tạo vừa qua
mà lại đến nơi có điều kiện sinh hoạt và làm việc nghèo nàn thế
này…”
Sự khác biệt về khí hậu và văn hóa khiến việc lo cho bản thân
mình còn khó, huống chi Ban Ki Moon lại mang theo cả vợ và con
gái khiến ông không khỏi chạnh lòng.
Thế nhưng, sau một thời gian lặng lẽ dõi theo Ban Ki Moon, ông
nhận thấy anh không chỉ là một thực tập viên có thành tích xuất
sắc mà còn có niềm đam mê đối với công việc và khả năng thích
nghi vượt trội. Dù làm việc tại cơ quan ngoại giao nước ngoài nào, mọi
nhân viên của lãnh sự đều phải theo giờ làm việc của Hàn Quốc
không kể ngày đêm do sự chênh lệch về múi giờ. Khi có việc phải
phối hợp cùng Bộ Ngoại giao tại Hàn Quốc, anh phải thức đêm để
làm việc, đặc biệt, đối với một nhân viên mới như anh thì việc này
diễn ra thường xuyên. Nhưng dù việc lớn hay nhỏ, Ki Moon đều
hoàn thành xuất sắc mà không hề than vãn. Anh không hề có
thái độ “chọn việc”. No Shin Young rất ấn tượng với điểm đó ở anh.
Với tư cách một người đi trước, ông luôn dành sự quan tâm đặc biệt
cho Ki Moon và chỉ dẫn cho anh từ cách nâng cao tinh thần đến
thái độ làm việc cần có của một nhà ngoại giao, thể hiện trong cách