Vương Ngọc, việc sinh tồn của ông ta ngoài việc lãng phí vô ích nguồn tiền
bảo hiểm y tế quý giá, còn có ý nghĩa khác nữa sao?
Cho nên có học giả đã đưa ra khái niệm chết não. Nếu xác định tiêu
chí của một người đã tử vong là toàn bộ tác dụng của chức năng não, đặc
biệt là chức năng của thân não ngừng lại. Cho đến nay, khái niệm này đã
được hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới tán đồng.
Bất luận là chết tim hay chết não thì bản chất của nó đều là cái chết
của một sinh mạng. Ngoài cái chết của sinh mạng, còn có khái niệm cái
chết của tổ chức.
Có đôi khi con người vẫn còn sống, nhưng một bộ phận tổ chức của cơ
thể thì đã bị hoại tử. Có đôi khi người đã chết rồi, nhưng một tổ chức trong
cơ thể lại vẫn đang sống.
Lấy Lý Tuấn Tùng đang nằm trên sàn nhà để nói, hơi thở của ông đã
dừng lại, điện não đồ cũng không còn hoạt động, thế có nghĩa là xét về tiêu
chuẩn chết tim hay chết não thì hiện giờ ông đã là người chết thực sự.
Nhưng ở trên cơ thể người chết này, vẫn còn rất nhiều tổ chức đang còn
sống. Loại hiện tượng này trong y học gọi là phản xạ siêu sinh. Một người
chết trong vòng hai giờ đồng hồ, gần như tất cả những cơ sau khi bị kích
thích thì phần lớn chỉ có thể gây ra sự co rút những phần cơ bị tác động.
Cho đến sau khi chết quá năm tiếng đồng hồ, loại phản ứng cơ này mới
hoàn toàn chấm dứt.
Người chết trong vòng bốn tiếng đồng hồ, nhỏ chất physostigmine hay
atropine vào giác mạc mắt, có thể xảy ra phản ứng co hoặc dãn đồng tử
tương ứng. Nếu như nhỏ thuốc vào mắt thì sau khi chết hai mươi tư tiếng
đồng hồ vẫn có phản xạ.
Phản xạ siêu sinh của tuyến mồ hôi còn lâu hơn nữa, dưới tác dụng
của thuốc như adrenaline, atropine, người chết trong vòng ba mươi giờ