BÀN VỀ NHIẾP ẢNH - Trang 189

trong tưởng tượng của mỗi họa sĩ, không bay phấp phới trong khăn áo
Veronica, mà được ấn định dứt khoát một lần và mãi mãi bởi nhiếp ảnh. Ừ,
mình thấy trước một thượng đế được chụp vào ảnh, có đeo kính.

Từ cuốn Journal của Edmond và Jules de Goncourt

Mùa xuân năm 1921, hai máy ảnh tự động, mới sáng chế ở nước ngoài,
được lắp đặt ở Prague, có thể cho ra sáu, mười hoặc nhiều hơn nữa hình
ảnh của một người trên cùng một tấm ảnh.

Khi đem một bộ những ảnh ấy đến Kafka, tôi hồn nhiên bảo “Chỉ vài krone
là nó có thể chụp mình từ mọi góc độ. Cái máy này là máy Biết Chính
Mình.”

“Cậu muốn nói là Nhầm Chính Mình chứ gì,” Kafka nói, với một nụ cười
nhợt nhạt.

Tôi cự lại: “Cậu có ý gì vậy? Máy ảnh không thể nói dối!”

“Ai bảo cậu thế?” Kafka nghiêng đầu. “Nhiếp ảnh tập trung mắt người ta
vào cái bên ngoài. Vì thế nó làm mờ tối cuộc sống bên trong vẫn lấp lánh
qua đường viền của mọi vật như một trò chơi sáng tối. Không thể bắt được
cái đó ngay cả với ống kính sắc nét nhất. Phải mò mẫm nó bằng cảm xúc...
Cái máy ảnh tự động này không làm cho người ta có thêm nhiều mắt mà
chỉ cho thấy một con ruồi sẽ nhìn thấy gì, mà ở dạng giản lược tuyệt vời.”

Từ cuốn Conversations with Kafka của

Gustav Janouch

Cuộc sống có vẻ luôn hiện diện đầy đủ cùng với vỏ ngoài của ông: sinh lực
sẵn sàng được vắt ra toàn bộ để giữ lại một khoảnh khắc, để ghi lại một vẻ
cười mệt mỏi thoáng qua, một nhúc nhích bàn tay, luồn nắng chớp nhoáng
xuyên qua mây. Và không có công cụ nào, trừ máy ảnh, có khả năng ghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.