sốt mè, lại thêm hai bánh rau cải, ăn vô cùng hài lòng. Bà Hoàng ngồi bên
cạnh tán gẫu, nói mấy việc trong nhà ngoài ngõ, đương trò chuyện thì bất
chợt quát lên một tiếng: “Yêu nghiệt còn không hiện hình!”
Mà người đàn ông hay phụ nữ đối mặt với bà dù có vẻ bề ngoài thế nào
thì trong lúc đó bất chợt bụng sẽ quặn đau, mặt mũi dữ tợn, giãy giụa gạt
chén dĩa rơi xuống đất; Trong lúc lăn lộn hiện ra nguyên hình, có khi là thỏ
hoang, có khi lại là con giun to bằng bắp tay, đủ mọi chủng loại. Tất cả đều
bại dưới pháp thuật của Hoàng gia. Mấy đạo hữu không thấy được thiên cơ
nên đồn đại như thật: Bánh rau cải của bà Hoàng không phải loại bình
thường. Bánh của bà ấy làm chia theo âm dương bát quái, song ngư, bôi
dầu lên vỏ bánh theo kiểu vẽ bùa hàng yêu.
Hoàng gia nổi tiếng cả vùng Huy Châu Giang Chiết (2). Năm 1946
Khưu Sơn trấn yêu cố ý mời Hoàng Ngọc – chủ nhân đương thời của
Hoàng gia trợ giúp. Sau đó Hoàng Ngọc theo Khưu Sơn về đất Thục, định
cư tại một con phố cổ ở Thành Đô. Người trong đạo môn đều cho rằng
Hoàng gia còn ở chỗ cũ nên chỉ hỏi thăm tại khu phố cổ. Cuối cùng mới
biết được đầu năm hai nghìn hậu nhân của Hoàng gia đã mang tro cốt
Hoàng Ngọc về định cư tại Huy Châu rồi.
(2) Giang Chiết bao gồm hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang.
Pháp thuật của Hoàng gia chỉ truyền cho nữ không truyền cho nam, ba
đời không có cháu gái coi như là tuyệt hậu. May mắn con gái của Hoàng
Ngọc vẫn còn sống, sau khi tiếp nhận y bát đã đổi thành họ mẹ, tên là
Hoàng Thúy Lan, gần tám mươi tuổi, nằm liệt giường đã mười năm nay,
nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Bà nói chuyện với quan chủ Thương Hồng
khá rõ ràng: “Có thể giải được Đằng Sát!”
Trong lúc nhất thời quả thật mọi người đã vui sướng kích động, tập
trung lại bàn tính rồi lập tức chuẩn bị mọi thứ để giải Đằng Sát.
Hoàng Thúy Lan nói cáo chết về núi, lá rụng về cội, một dây mây khi
héo úa gãy lìa nhất định cũng sẽ nằm gần thân cây, chúng mục nát hóa
thành phân bón cho gốc cây tươi tốt. Nói cách khác là cây mây có thiên
tính “toàn thây” về cội.