BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 116

công chức, các cơ quan công chính và đường sắt tổ chức phá hoại việc quản lý
khai thác đường sắt. Có chuyến vận tải của Nhật Bản bị chặn lại với muôn vàn
lý do, do đánh tráo hay do kiểm soát Khâm sứ Trung Kỳ, Grandjean, ít ủng hộ
thậm chí chống lại các hoạt động chống Nhật của các phần tử theo De Gaulle.
Ngay cả tướng Turquin phụ trách quân sự cũng vậy. Hai ông này sợ rằng Nhật
sẽ viện cớ đó để loại bỏ người Pháp và chấm dứt chủ quyền của Pháp ở Đông
Dương. Đầu năm 1945, công cuộc kháng cự ngày càng trở nên quan trọng. Dưới
sự thúc đẩy của Ban Hành động nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan trong quân đội
thuộc địa tham gia vào mạng lưới chống Nhật.
Cũng như ở các thuộc địa, những quan hệ căng thẳng nảy sinh giữa cánh dân sự
và quân sự. Nhưng ở Trung Kỳ còn có những căng thẳng giữa các nhóm có lợi
ích khác nhau. Các thành viên của nhóm Gordon cung cấp tin tức tình báo trước
hết cho người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt lại là người kiên quyết tán
thành chính sách phi thực dân hoá. Ông quyết định ủng hộ người Việt Nam
mong muốn đánh đuổi người Pháp ra khỏi cửa. Nước Mỹ nghị sĩ cũng như dân
chúng đều lên án thái độ của Pháp đối với các thuộc địa cũ của mình. Báo Mỹ
Chicago Sun (Mặt trời Chicago) viết: Đông Dương thuộc Pháp trở thành tượng
trưng cho chủ nghĩa thực dân da trắng. So với người Mỹ và người Anh, người
Pháp làm rất ít để giáo hoá dân chúng và cải thiện cuộc sống vật chất cho họ. Sự
nghèo nàn tràn ngập đất nước, sự ngu dốt của người bản xứ, các biện pháp hạn
chế về kinh tế nhằm ràng buộc thuộc địa với chính quốc, tất cả làm cho Đông
Dương trở thành một điểm đen đặc biệt ở châu Á thuộc địa(1).
Các mạng lưới chống Nhật cạnh tranh nhau thậm chí đối nghịch với nhau.
Người phụ trách của mạng Gordon, một thương nhân làm ăn ở Đà Nẵng, mất
tích trong những tình huống kỳ lạ, trong lúc đang ủng hộ mười hai quân nhân
đồng minh bị rớt xuống biển... Nhưng nói chung họ hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều
khi họ liều lĩnh và muốn ăn to. Họ thả dù không phải chỉ là những khẩu tiểu liên
Stein hay súng lục tự động mà cả những dụng cụ rất khó giấu kín như đại bác,
trọng pháo và đạn pháo. Tuy nhiên nhiều tháng ròng từ cuối 1944 đến đầu 1945,
người Nhật đều không phát hiện được(2).
Tại Huế, Giraud, kỹ sư trưởng công chính, Girard, giám đốc nhà máy điện, Gey,
nha sĩ và Niedris, kỹ sư điện lãnh đạo phong trào kháng Nhật. Một quân nhân,
đại uý Hebre, không ngừng tìm được những bãi rộng để thả dù vũ khí. Đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.