BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 17

đứng đầu chính đáng. Chính quyền bảo hộ liền chuẩn bị một loạt biện pháp giả
danh cách mạng sẽ được ban bố khi Nhà vua trở về.
Hồ sơ dày cộm những bản báo cáo dài đều đi đến kết luận như nhau: nước An
Nam cần có một vị Hoàng đế thật sự thông minh, biết điều khiển thành thạo và
có hiệu lực bộ máy cai trị bao gồm những quan lại trung thực, tiên tiến. Những
người này sẽ truyền đạt những quyết định của cấp trên để thực hiện ở cấp xã
thôn là những tế bào cơ sở của xã hội An Nam. Tất cả đều hoàn hảo, tiến hành
theo hình tháp, lôgic và đơn giản.
Những viên chức của chính quyền bảo hộ không muốn thấy đứng đầu Triều
đình là những ông vua điên dại ốm yếu (như Thành Thái) hay biến chất (như
Duy Tân) khiến họ phải cai trị trực tiếp mà chính họ cũng không muốn. Chính
quyền bảo hộ muốn có một ông vua được đào tạo có bài bản, được rèn luyện,
biết suy nghĩ đúng đắn gần giống như họ. Nhưng các bản báo cáo đó, thường là
sáng suốt và khôn khéo, cho thấy rõ không một quyết định của Nhà vua dù ít
màu nhiệm nhất, cũng không thể đem lại hiệu quả nên không được quan Toàn
quyền hay Thống sứ, Khâm sứ người Pháp ký tắt trước. Tất cả mọi người đều
tập dượt trong trò chơi kỳ cục đó để bộ máy hai trăm công chức người Pháp có
thể điều khiển tám triệu người An Nam. Gần như một bài tập về phong cách.
Một bài học về chủ nghĩa thực dân. Tất cả đều phải tế nhị và chặt chẽ. Để được
như thế phải có một ông vua. Trình độ học vấn vừa đủ, tất nhiên là thân Pháp,
chắc chắn là phải thông minh, nhưng con chim quý đó không được coi mình là
cứu tinh của nhân dân như Jeanne d Are của nước Pháp hay như hai chị em Bà
Trưng năm 41 đã đuổi quân Hán khỏi Việt Nam. Tóm lại, vị vua đó phải có đủ
trí, đủ tài trừ cái tính cách và tính cả gan chống lại họ. Vậy vua Bảo Đại có phải
là con người chính quyền bảo hộ đang tìm đến không? Nhưng trước hết và ngay
cả trước khi đặt ra vấn đề này, Bảo Đại phải rời khỏi Paris, phải chấp nhận một
thời hạn đã được chính phủ Pháp ấn định phù hợp với số mệnh, là tháng 9 năm
1932.
Chiếc xe Delahaye đỗ trước cửa căn nhà phố Lamballe ở lưng chừng đồi Passy.
Ánh sáng còn chiếu sáng ở tầng cuối cùng. Những người thân cận của Nhà vua
đều có mặt. Một người anh em họ, một cận vệ đều là những bạn bè chí cốt và
hiếm hoi lâu nay của ông.
Hết thảy mọi người đều ép Nhà vua trở về nước nắm quyền bính. Tất cả, như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.