ông Chatel, như Bộ trưởng Thuộc địa hay Bộ trưởng Ngoại giao cho đến cả
Tổng thống Pháp cũng cho biết niềm vui mừng được thấy Nhà vua trở về. Xem
ra khó mà từ chối kế hoạch mà ông Chatel đã dày công chuẩn bị. Không còn có
chuyện lần lữa, tìm một cái cớ hay điều bất trắc cuối cùng để từ chối lên đường.
Chiều hôm đó, Bảo Đại đã chấp nhận. Được, ông ta sẽ trở về mảnh đất tổ tiên.
Nhưng trước khi rời Paris mà ông hằng yêu mến, ông nói rõ ông có ý định sẽ
quay trở lại Pháp. Và sẽ trở lại luôn hoặc lâu lâu mới trở lại. Ông đòi hỏi điều
này và được chấp nhận.
Việc trở về An Nam của Hoàng đế là một hành động có ý nghĩa quan trọng về
mặt chính trị. Đã có sớm một giải pháp mà hai mươi năm sau người ta gọi là
"giải pháp Bảo Đại". Từ chục năm nay, vua kế vị làm lễ đăng quang rồi mà ngai
vàng vẫn để trống. Nước Pháp đã gây cảm tưởng là một mình cai trị An Nam.
Việc Nhà vua trở về, trước mắt mọi người, phải chứng minh cho ý muốn của
nước Pháp là muốn giảm nhẹ sự bảo hộ của mình. Theo các điều khoản của
Hiệp ước ký 50 năm trước, chính quyền bảo hộ lo việe giúp đỡ, tổ chức và bảo
vệ Đông Dương, còn công việc nội trị trong từng nước trên bán đảo sẽ do nhân
dân nước đó tiến hành. Thời gian qua những quy tắc đẹp đẽ đó đã trở thành điều
hoàn toàn tưởng tượng.
Hoàng đế An Nam trở về ngự trị ngai vàng của mình là dấu hiệu cho thế giới và
dư luận về một bước ngoặt trong chính sách thuộc địa của Paris, trở lại với tinh
thần của Hiệp ước 1884.
Cũng vào thời điểm này, ban Thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp họp kín tại
120 phố Chateaudun. Tám người có mặt, một người Âu và bảy người Việt.
Trong chương trình nghị sự có mục: "Hoàng đế trở về nước và việc ám sát Bảo
Đại". Tất cả mọi người có mặt đều tuyên bố ủng hộ việc xử tử Bảo Đại. Sẽ tổ
chức bốc thăm, ai trúng sẽ được giao thi hành nhiệm vụ.
Một người tên là Phạm Văn Điều được chỉ định thực hiện bản án tử hình Bảo
Đại ở Paris. Một người Việt khác tên là Nguyễn Đình Tính tức "Blinov" có trách
nhiệm tổ chức một vụ thứ hai, lần này ở Marseille khi Nhà vua bước lên cầu tàu
thuỷ(9).
Chú thích: