BÃO TÁP CUNG ĐÌNH - Trang 103

Hoàng Quốc Hải

BÃO TÁP CUNG ĐÌNH

CHƯƠNG 14

Thấm thoắt Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng đã được năm năm. Trần
Cảnh tỏ ra là người khoan nhân, khiến Chiêu Thánh cảm thấy vui vầy, vì có
được người bầu bạn. Nhưng càng ngày Trần Cảnh càng ham mải học hành,
thành thử ít có dịp gần gũi nhau cùng chơi một trò chơi như ngày còn bé.
Cũng là sự học, song mỗi người theo một thầy. Mỗi người học theo một lối.
Chiêu Thánh tuy có học cả thi, thư, lễ, nhạc, nhưng chủ yếu là để bồi đắp
cho dung, công, ngôn, hạnh. Còn Trần cảnh lại học khác. Cảnh cũng học tứ
thư(1) , ngũ kinh(2), lại tham bác cả lục thao(3), tam lược(4). Thành thử cái
học của Cảnh vừa sâu, vừa rộng. Vì Cảnh đang ở ngôi quân trưởng, ngồi
trên cả kẻ sĩ và tứ dân, không thể không thông hiểu mọi điều, mọi nhẽ.
Quan sư phó là người thấm nhuần lời dặn của thống quốc thái sư Trần Thủ
Độ. Nên ông nhồi nhét cho đức vua nhỏ cái học theo lối hình danh(5) của
phái Pháp gia(6). Trần Cảnh là người có cái tâm đôn hậu, nên thường
không nhập được lắm với những điều khắc bạc mà quan sư phó hầu giảng.
Có lần đức vua đã hỏi thầy học của mình:
“Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước
người trên thì nhanh hơn pháp luật”.
- Câu đó là ở đâu?
Quan sư phó vòng tay đáp:
- Tâu bệ hạ, lời đó được chép trong Kinh thi. Sách do đức Khổng phu tử
soạn.
Nhà vua vẫn điềm tĩnh hỏi:
- Tại sao ông không dạy ta những điều đó?
Quan sư phó sợ hãi thưa:
- Tâu bệ hạ, là vì nước nhà mới trải qua cơn suy loạn kéo dài. Cương
thường đảo lộn. Rường mối nát mục. Dân nhờn luật pháp. Nếu bản triều ta
không nghiêm pháp luật, thì khó có thể lập lại được kỷ cương.
Nhà vua nghiêm sắc mặt, nhìn thẳng vào cái mũi khoằm của quan sư phó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.