mất mùa, thường xuất của nhà ra chẩn cấp cho người nghèo. Khắp mấy
châu quận, dân chúng đều mến mộ công đức ông ta. Ông ta là học trò yêu
của Đỗ Đô(13) chủ suý phái thiền Hoàng Giang. Tôi đồ rằng Trần Cảnh sẽ
hợp với tiên sinh.
Trần Thừa gật gù:
- Nếu chú thấy được, chú cứ làm. Mọi việc tôi đều trông cậy nơi chú.
===============.
1. Bốn bộ sách cơ bản của Đạo nho: Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại
học.
2. Ngũ kinh: Thực ra là lục kinh tức sáu bộ sách kinh điển của Đạo nho do
Khổng Tử soạn: Dịch - Thi - Thư - Lễ - Nhạc - Xuân Thu. Kinh Nhạc bị
đốt trong thời Tần Thuỷ hoàng, sau chỉ còn lại năm kinh.
3. Lục thao: Sách của Thái Công soạn gồm có: Văn thao, Vũ thao, Long
thao, Hổ thao, Báo thao, Khuyển thao.
4. Tam lược: Sách về binh pháp do Hoàng Thạch Công soạn.
5. Hình danh: một nhánh của học phái Pháp gia.
6. Pháp gia: Một học phái chủ trương trị nước thuần tuý trên cơ sở luật
pháp nghiệt ngã.
7. Ám chỉ Mạnh Tử, một người có công chấn hưng đạo Nho sau gần 200
năm Khổng Tử mất.
8. Có nghĩa: Dân là quý, thứ đến đất nước, vua là bình thường, ý nói phải
lấy dân làm gốc.
9. Lệ nhà Trần kê khai hộ khẩu con trai lớn trên 18 tuổi gọi là đại hoàng
nam, dưới tuổi đó gọi là tiểu hoàng nam, 60 tuổi gọi là lão, già hơn gọi là
long lão.
10. Ba đạo lớn: Nho - Lão - Phật.
11. Phùng Tá Thang gốc người Lý Nhân (Nam Hà ngày nay) sau dời sang
làng Mỹ Xá (nay thuộc huyện Hưng Hà - Thái Bình).
12. Chín học phái thời Xuân Thu - Chiến Quốc: Nho gia, Đạo gia, Âm
dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia, Nông
Gia.
13. Đỗ Đô quê ở làng Lạng (huyện Vũ Thư, Thái Bình ngày nay). Đỗ ưu