giao cho Võ Mặc gói cất xong xuôi. Sáng ra Kim Sinh trả tiền phòng và lễ
vật lúc đêm hết mấy chục lượng, sắm ngựa và y phục thêm cho Nhan sinh
cũng mấy chục lượng, còn hơn một trăm lượng tặng cho Nhan sinh. Nhan
sinh không nỡ nhận, song thấy Kim Sinh nài nỉ quá cũng phải cầm. Bấy giờ
Kim Sinh mới từ giã ra đi, hẹn rằng lúc lên kinh lại gặp nhau nữa.
Kim Sinh đi rồi, thầy trò Nhan sinh cũng sủa soạn ra đi, Võ Mặc cũng mua
một con lừa, chủ trước tớ sau, vó ngựa mống lừa, bụi hồng mù mịt. Chẳng
bao lâu đã tới huyện Tường Phù, đi qua Song Tinh Kiều hỏi thăm nhà Liễu
viên ngoại.
Nguyên chú dượng của Nhan Xuân Mẫn là Liễu Hồng, người khó tính,
chuyên nghề làm ruộng, tuy với cha của Xuân Mẫn có tình anh vợ em rể
mà không thuận nhau. Song thấy người làm quan huyện thời mê, nên đem
con gái mình hứa hôn với Xuân Mẫn. Sau nghe cha Xuân Mẫn thất lộc, có
ý ăn năn. Ba năm trước cô của Xuân Mẫn chết, Liễu Hồng cưới vợ khác là
họ Phùng, người ấy có mặt hiền lòng dữ, mỗi khi Liễu Hồng nhắc tới việc
hứa hôn thời Phụng Thị ngăn cản, vì vậy mà Liễu Hồng đã có ý từ hôn.
Phùng Thị có một người cháu tên là Phùng Quân Hoành tuổi xấp xỉ với
Kim Thiền tiểu thư, nên có ý muốn đem cháu làm rể, để sau này hưởng trọn
gia tài của họ Liễu. Bởi vậy nên Phùng Thị giả bộ thương Kim Thiền lắm,
và thường cho Quân Hoành hay lui tới để Viên ngoại thương. Bề ngoài thì
Viên ngoại làm ra vui vẻ, nhưng trong lòng lấy làm khó chịu vì Quân
Hoành xấu xa và là đứa vô nghề nghiệp, cho nên chưa lộ ý ra.
Hôm ấy Liễu Hồng đương ngồi suy nghĩ về nỗi nhân duyên của con mình,
bỗng thấy gia đinh vào thưa cỏ Nhan công tử ở huyện Võ Tấn tới ra mắt,
liền hỏi rằng: "Nó tới đây ăn mặc và diện mạo thế nào?". Gia đinh thưa:
"Công tử hình dung tuấn tú, cưỡi ngựa mập, mặc y phục rất đẹp, có tiểu
đồng theo hầu rất tề chỉnh". Liễu Hồng tưởng Nhan sinh đã phát tài lại rồi,
nên cả mừng, vội vã ra cửa, thấy y như lời gia đinh đã nói thời vui vẻ lắm,
bước tới đón vào. Nhan sinh lấy lễ dượng cháu đáp lại. Vào nhà hai bên hỏi