tửu lầu uống rượu. Ngày nọ, lúc Ngại Hổ đương uống rượu trên tửu lầu để
mắt ngó qua vương phủ, (phủ Tương Dương Vương Triệu Tước) bỗng thấy
có hai người cưỡi ngựa tới trước phủ, buộc ngựa đi vào, một lát lâu cùng đi
ra, mở ngựa so cương. Một người vừa nhảy lên ngựa, một người mới nắm
hàm thiếc, trong phủ chạy ra một người giơ tay ngoắc, rồi chạy tới kề tai
nói nhỏ bộ dạng rất hớt hải. Ngại Hổ thấy vậy sinh nghi, vội vàng tính tiền
trả họ, rồi chạy xuống lầu, theo hai người nọ. Tới chỗ đường rẽ, chỉ nghe
một người nói: "Chúng ta sẽ hội nhau tại trấn Thập Lý Bao ngoài cửa
Trường Sa!”. Nói rồi quất ngựa, kẻ rẽ qua đông người rẽ qua tây mà đi.
Đó là hai dũng sĩ trong quán Chiêu Hiền lúc trước, một người là Phương
Thiều, lúc vào địa lao vác gái bị Bắc Hiệp chém đao phải bỏ chạy không
dám trở lại quán Chiêu Hiền nên qua đầu thân bên Tương Dương. Còn một
người là Tiêu gia các Trẩm Trọng Nguyên khi Bắc Hiệp bắt Mã Cường thời
Trọng Nguyên giả bệnh không ra, kế thấy bọn du côn bàn việc qua đầu
Tương Dương Vương thì nghĩ thầm rằng: "Nay ta đã biết Tương Dương
Vương đem lòng bội phản, sẵn dạ bất thần, song ta cũng giả dại chôn mình
vào chốn bùn nhơ, dò xét tình mưu. Nếu sau này triều đình ra binh chinh
phạt, ta sẽ làm nội ứng ứng cứu nước cứu dân, há chẳng hay lắm sao?".
Nghĩ vậy nên đồng ý với chúng, qua đầu Tương Dương Vương.
Phàm kẻ hiệp khách nghĩa sĩ, thường hành động khác nhau: như Trẩm
Trọng Nguyên thời thật là khó, tự mình đã phải chịu cái danh giúp giặc làm
càn. Trước mặt Tương Dương Vương, Trọng Nguyên vẫn giả bộ phụ họa
theo chúng, chứ không hề bàn mưu định kế gì, lại dùng cái thông minh của
mình để dò xét nội tình chúng. Đến như Bắc Hiệp và Nam Hiệp kia, đi tới
đâu đến cứu khốn phò nguy, ai chẳng gọi là người nghĩa hiệp thế mà sánh
với Trọng Nguyên lại dễ dàng hơn, không thể bì kịp. Vì Trọng Nguyên thời
phải tùy cơ ứng biến, quỷ trá đa đoan, đến lúc việc đã xong, rồi mới được
đứng vào hàng nghĩa hiệp. Thế chẳng phải là việc khó khăn hay sao?
Trẩm Trọng Nguyên cùng đi với Phương Thiều chuyến này để lo việc trọng