Gương mặt rạng rỡ, chính ủy Văn tiếp tục dõng dạc:
- Để thể hiện quyết tâm thực hiện bằng được mệnh lệnh của Đại tưởng
Tổng tư lệnh, tôi đề nghị tất cả các xe kẻ lên tháp pháo và sườn xe hai chữ
“thần tốc”. Tiểu đoàn 4 lùi thời gian xuất phát lại mười lăm phút để anh em
chuẩn bị. Bắt đầu!
Hàng quân rùng rùng chuyển động như ong vỡ tổ tản về các xe. Thôi thì đủ
thứ vật liệu được sưu tầm đem ra sử dụng. Phấn trắng. Đất sét. Gạch non.
Lái xe Đức của đại đội 3 có sáng kiến cắt giấy để dán. Ngay lập tức, sáng
kiến này được áp dụng. Đúng mười lăm phút sau, toàn tiểu đoàn nổ máy lên
đường. Thấp thoáng sau những cành lá ngụy trang lấp lóa hai chữ “thần
tốc”.
*
Mệnh lệnh của Đại tướng đến với đại đội của Hòa khi các anh đã ở Tây
Nguyên. Số là, sau khi được tàu thủy đổ bộ lên Đông Hà, tiểu đoàn 66 đã
tập kết ở Phú Lộc để sẵn sàng đánh Đà Nẵng từ hướng Bắc. Tuy nhiên, do
tình hình phát triển quá nhanh, Đà Nẵng đã được giải phóng khi chưa cần
đến binh đoàn Quyết Chiến vào cuộc. Vì vậy, toàn binh đoàn được lệnh cơ
động thẳng vào Đồng Xoài để tham gia tiến công Sài Gòn từ hướng bắc.
Trong khi phần lớn lực lượng của binh đoàn cơ động theo đường Tây
Trường Sơn thì riêng tiểu đoàn 66 lại phải độc lập cơ động theo đường 14.
Đi qua một loạt thành phố, thị xã mới giải phóng như Huế, Kon Tum, Pley-
ku… mà lại được đi cả ban ngày, Hòa mường tượng thấy ngày chiến thắng
đã rất cận kề. Chỉ khổ một nỗi, đang giữa cao điểm mùa khô, con đường
quân sự làm gấp bị hàng vạn lượt bánh xe lăn qua nghiền thành bột nên lúc
nào cũng mù mịt bụi. Mấy cậu lái xe, lúc xuống nghỉ giải lao cậy ở mắt ra
hàng cục đất vì bụi quện với nước mắt đóng lại. Còn quần áo, người ngợm
thì thôi rồi. Khổ một nỗi nữa là nạn khan hiếm nước. Hàng trăm cây số
đường, vượt hàng chục con suối mà con nào cũng trơ đáy. Khi qua Pley- ku
tiểu đoàn đã quy định mỗi xe phải dự trữ 80 lít nước. Mặc dù dùng rất dè
sẻn, chỉ có nấu cơm, nấu nước uống và bổ sung cho hệ làm mát mà đến