Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Avshalom Caspi của Đại học
Wisconsin-Madison đã nghiên cứu mối quan hệ của 300 cặp đôi đã
đính hôn trong độ tuổi 20 đến 30, lúc họ có nhiều điểm tương đồng.
Nhưng liệu mức độ tương đồng có suy giảm theo thời gian?
���������
✦✦✦
Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên đường và tình cờ gặp lại người bạn
thân hồi trung học. Hai người hỏi thăm về cuộc sống hiện tại và ôn lại
những kỷ niệm xưa về thầy cô, bè bạn. Nhưng nếu bạn trò chuyện lâu
hơn, nhiều khả năng bạn sẽ nhận ra cả hai có ít điểm chung hơn lúc
trước. Có lẽ do góc nhìn cuộc sống và sở thích của cả hai đã khác xưa.
Con người luôn thay đổi qua thời gian. Hiện tại, Kelly (nam) và Kelly
(nữ) đều thích những hoạt động ngoài trời, thích nấu ăn và không
thích kinh dị. Nhưng liệu 10, 15 hay 20 năm nữa, họ có còn chia sẻ những
điểm chung này?
Khi phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu của Caspi phát hiện ra rằng
qua thời gian, mặc dù các đôi tình nhân đều trưởng thành hơn, nhưng
mức độ tương đồng giữa họ vẫn không thay đổi. Hai mươi năm sau, sự
tương đồng giữa các cặp đôi trên (đã là vợ chồng), từ quan điểm chính
trị đến sở thích âm nhạc hay nghệ thuật, đều giữ nguyên. Quan hệ giữa
họ cũng không thay đổi nhiều. Vì sao vậy?
Bí mật nằm ở nguyên tắc đồng điệu. Các cặp vợ chồng có thể duy
trì mức độ tương đồng thông qua những trải nghiệm họ cùng chia sẻ.
Việc cùng sống dưới một mái nhà, cùng nuôi dạy con cái, cùng vượt qua
những thăng trầm của cuộc đời đã giúp họ duy trì sự gắn kết như thuở
ban đầu.
���������
✦✦✦
Mỗi chất xúc tác chúng ta vừa bàn luận đều có tác dụng rút ngắn
khoảng cách vô hình giữa những người mới quen. Bản tính dễ xúc động
cho phép người khác thấu hiểu và tiếp cận con người thật nhất của