hy vọng lợi dụng bóng đêm, tránh được đòn đánh của không quân Đức và
trở về với quân ta ở bờ bên kia, Pi-ốt dẫn đầu một tốp nhỏ ở lại yểm hộ cho
đoàn rút lui. Khi từ biệt, anh nói với tôi: “Chỉ còn lựu đạn và một vài viên
đạn, bọn tớ sẽ cố gắng mở một con đường xuyên qua rừng”.
- Sau khi rời xa bờ, chúng tôi nghe thấy một loạt súng và nhiều tiếng nổ
lớn, kéo dài rất lâu ở phía sau. Từ đó, tôi không gặp anh nữa. Anh có tin gì
về anh ấy không?
- Không một chút tin tức gì cả?
- Có thể anh ấy đã hy sinh ở đó. Phải, chính là Pi-ốt Pô-crư-skin. Anh rất
giống anh ấy: nhất là đôi mắt. Khi nghe tin tuyên dương “Anh hùng Liên
Xô Pô-crư-kin”, tôi tự hỏi: “Phải chăng đó là Pi-ốt?”. Tôi có hiểu chút ít
tính nết anh ấy. Một người như anh ấy không thể để địch bắt làm tù binh.
Tôi chắc anh ấy đã lao vào quân thù với quả lựu đạn.
Sau khi chia tay đồng chí trung sĩ, quay lại phiên tòa nghe những lời khai
của các bị cáo, tôi mới hiểu rõ lý do chủ yếu về tư cách của bọn phản bội
Tổ quốc: một mối lo sợ thấp hèn đối với kẻ thù, sợ từ một chút nguy hiểm.
Từ mối lo sợ đê hèn đó đã ló lên sự phản bội, như đầu con rắn hổ mang thò
ra khỏi đám rêu rừng. Còn trái lại, trong trái tim những người toàn tâm căm
thù bọn xâm lược thì nổi lên đức tính can đảm, lòng trung thành với bố mẹ,
anh em, vợ con... vì Tổ quốc! Đáng khinh bỉ biết bao, cái bọn ghê tởm đã
bán rẻ linh hồn để cố mà sống ...
Khi còn ở Cu-ban, tôi định viết thư về Nô-vô-xi-biếc để báo cho gia đình
biết câu chuyện mà tôi nghe được từ miệng đồng chí trung sĩ. Nhưng cho
đến nay, tôi vẫn không quyết định nói: đối với người mẹ, sự chờ đợi dù sao
cũng không tàn nhẫn bằng ý nghĩ con trai mình không còn nữa. Tôi dự định
nếu có dịp qua nhà một chút thì sẽ kể lại tất cả.
Khi hình dung trong óc cuộc hành trình về Nô-vô-xi-biếc, tôi không thể
không nghĩ đến hai ngôi sao vàng. Chẳng cần phải giấu giếm, mặc dù trong
chúng tôi, những người lính ở mặt trận, chúng tôi ít nói đến chuyện huân