BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 109

1. Định nghĩa bằng cách dùng một tiếng hơi đồng nghĩa. Cách này thường
thấy trong các loại tiểu tự điển. Như “chia” định nghĩa là “san ra, sẻ ra,
phân ra”.

2. Định nghĩa theo phép luận lý. Như “chùa” là nhà thờ Phật, có tăng, ni ở.
“Tự điển” là cuốn sách chỉ cho ta biết nghĩa và cách đọc, cách viết, cách
dùng mỗi tiếng.

Trong phép định nghĩa này, ta sắp những tiếng thành từng loại với nhau
như “chùa” sắp vào loại nhà, “tự điển” sắp vào loại sách, rồi phân biệt xem
những tiếng trỏ cùng một loại khác nhau ở chỗ nào.

3. Định nghĩa một cách dài dòng, như đoạn sau này của Nguyễn Bá Học
viết để định nghĩa tiếng “Tự trọng”:

“Người ý khí, tài lực hơn người, không nương tựa ai, tự mình mình đi, tự
mình mình lại, tự mình quí mình, ai yêu cũng không mừng, ai ghét cũng
không giận, gọi là tự trọng… Ta phải biết rằng tự trọng vốn hoà hợp với
mọi người, vốn kính trọng người tiền bối, vốn giữ pháp luật, vốn trọng
cương thường, có tài năng, có kiến thức, việc đã làm không sợ khó, chí đã
định không hồ nghi, thấy giàu sang không náo nức, phải nghèo hèn không
phàn nàn”.

4. Định nghĩa bằng một chuyện vặt hoặc một dật sử.

Ví dụ một người định nghĩa tiếng “quái vật” như sau:

Người đó hỏi bạn:

- Anh có biết con bò cái không?

Người bạn ngạc nhiên, nhưng cũng đáp: Có.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.