Khi dùng tiếng, ta phải để ý đến những đặc điểm đó để dùng cho phải chỗ.
Ví dụ “a hoàn” là một tiếng cổ, thanh nhã để chỉ người ở gái. Nếu ta viết
hoặc nói: “Xe rác mới đi ngang qua mà a hoàn của tôi quên không đổ rác”,
thì nghe nó buồn cười làm sao! Hoặc “nghiêm đường” là tiếng văn chương
để chỉ người cha đáng kính trọng mà dùng trong câu này: “Nghiêm đường
của tôi “nhậu” rồi ngủ li bì”, thì nghe chướng tai lắm, nếu không phải là cố
ý khôi hài.
Vậy những tiếng cùng đẳng cấp (hoặc đều là văn chương, hoặc đều thông
thường, hoặc đều cổ, đều mới hết) phải đi với nhau.
Lại có những tiếng gợi nhiều tình cảm như “gia đình”, “tổ uyên ương”,
“nơi chôn nhau cắt rốn (rún)”. Bạn có phân biệt được nghĩa những tiếng
sau này không?
Nhà quê
………..
nơi bùn lầy nước đọng
Dân cày
………..
bác nông phu
Làng xóm
……...
thôn quê
Nhà lá
……….…
thảo lư
Khách lạ
……….
khách viễn phương
Bạn cũ
…………
bạn để chỏm
Đứa nhỏ
…….….
em bé
Mặt trăng
………
chị Hằng
Những người quen nghe âm nhạc, chỉ nghe một tiếng cũng phân biệt được
tiếng sáo hay tiếng tiêu. Hoạ sĩ Whistler, trứ danh ở Mỹ, phân biệt được 12
màu trắng. Bạn cũng vậy, nếu bạn chịu luyện tập thì bạn có thể phân biệt rõ
ràng những tiếng gần đồng nghĩa với nhau.
Bộ Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức không chỉ loại của mỗi
tiếng. Kể cũng khó. Trái lại trong cuốn Việt ngữ chánh tả, hai ông Phạm