BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 113


Tiếng Việt có thể gọi là hài thanh được, nghĩa là dùng thanh âm để diễn ý.
Như những tiếng “lơ thơ”, “gập ghềnh”, “khúc khuỷu”, “buồn rười rượi”…
chỉ nghe thôi, ta cũng đoán được nghĩa ra sao. Tiếng Trung Hoa cũng có
phần hài thanh nhưng vốn là để tượng hình, như “nhật” là mặt trời là một
vòng tròn trong có một cái chấm, chữ “đán” là buổi sớm có hình mặt trời ló
khỏi chân trời

[2]

.


Hiểu đặc tánh và những luật biến âm

[3]

(xin coi bộ Việt ngữ chính tả tự vị

của ông Lê Ngọc Trụ) ta sẽ tìm được nguồn gốc của nhiều tiếng và một khi
đã biết nguồn gốc rồi thì ta hiểu rõ và nhớ lâu nghĩa của nó.

Có những tiếng mượn của Pháp: xà bông

[4]

, gác (lính gác, nhà thuốc gác),

nhà ga…

Lại có những tiếng do điển tích như: tang thương, tào khang, ả đào… Lúc
buồn, nên đọc những cuốn Tầm nguyên tự điển của Bửu Kế, của Lê Văn
Hoè và Thành ngữ điển tích của Diên Hương. Lối tiêu khiển đó vừa bổ ích,
vừa thú vị.

Bạn có biết tiếng “đồng hồ” do đâu mà ra không? Đồng hồ là cái hồ bằng
đồng có lỗ thủng nhỏ ở đáy, để nước trong hồ rỉ xuống, do đó mà đo được
thì giờ. Ngày nay cái máy xem giờ mà bạn đeo ở cổ tay cũng gọi là đồng
hồ, mặc dầu nó không phải là cái hồ mà làm bằng thép nhiều hơn là bằng
đồng.

Bạn có biết tại sao trái nhau gọi là “mâu thuẫn” không? Vì “mâu” là một
binh khí tựa cái giáo, “thuẫn” là một cái mộc (cái khiên). Công dụng của
hai thứ binh khí đó trái ngược nhau: cái thứ nhất dùng để đâm, cái thứ nhì
dùng để đỡ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.