BẢY NĂM SAU - Trang 20

trị cứ mờ nhạt dần, còn lý tưởng thì tàn phai. Khủng hoảng kinh tế, khủng
hoảng sinh thái, khủng hoảng xã hội. Cả hệ thống này đang suy tàn còn các
thành phần chủ chốt của chúng: chính trị gia, phụ huynh, giáo viên đều đã
buông vũ khí.

Sự việc xảy ra với Camille đã khiến anh phải kiểm điểm lại các nguyên

tắc của mình và chỉ làm bản tính hay lo của anh thêm trầm trọng.

Sebastian thu mình lại, tự tạo ra một thế giới riêng theo tiêu chuẩn của

anh. Giờ anh hiếm khi rời khỏi khu nhà mình càng chẳng mấy khi ra khỏi
Manhattan.

Vì thích cô độc nên nghệ nhân làm đàn nổi tiếng này ngày càng thường

xuyên giam mình trong xưởng. Suốt bao ngày trường, với âm nhạc là người
bạn đồng hành duy nhất, anh đẽo tạc và chạm trổ các nhạc cụ, hiệu chỉnh
âm sắc và độ vang để biến chúng trở thành những món đồ độc nhất vô nhị,
vốn là niềm hãnh diện to lớn của anh. Xưởng chế tạo nhạc cụ của anh hiện
diện ở cả Châu u và châu Á nhưng anh chưa từng đặt chân tới những nơi
đó. Những cuộc thăm viếng của anh chỉ hạn chế trong phạm vi một số mối
thân quen, chủ yếu là những người trong giới âm nhạc cổ điển, hoặc những
người xuất thân từ các gia đình giàu có định cư ở Thượng Đông Manhattan
đã nhiều thập kỷ.

Sebastian nhìn đồng hồ đeo tay rồi tăng tốc. Anh chạy xe ngang qua

Grand Army Plaza, lướt qua mặt tiền màu xám nhạt của khách sạn cổ kính
Savoy, luồn lách giữa đám ô tô con và xe ngựa chở khách du lịch để tới
Carnegie Hall. Anh đậu xe trong bãi đỗ ngầm đối diện phòng hòa nhạc
huyền thoại rồi đi thang máy lên xưởng đàn.

Công ty Larabee & Con trai được ông nội anh, Andrew Larabee, sáng lập

vào cuối thập niên hai mươi thế kỷ trước. Qua bao năm tháng, hiệu làm đàn
thủ công khiêm nhường ban đầu đã nổi tiếng trên khắp thế giới, trở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.